Học người Nhật cách ngăn lũ

Mưa tại chỗ, trong từng vùng nhỏ thường chỉ gây lụt lội nhẹ, nhưng nước mưa ở vùng khác, vùng thượng nguồn, vùng cao tràn về thường là nguyên nhân gây lụt lội nghiêm trọng.


Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Nước tràn về một cách tự nhiên do độ cao thấp của đất và cũng có thể vì các kênh, sông thoát nước không kịp. Cũng có thể nước dâng cao vượt qua bờ đê hay đê vỡ, nước tràn vào những vùng dân cư, canh tác, vùng trũng nằm sát bên sông gây lụt lội. Nước tràn thường chảy xiết (như nước xả lũ, vỡ đập ở thượng nguồn, nước mưa từ thượng nguồn rừng núi đổ về...) không những gây lụt lội cản trở giao thông mà còn cuốn tất cả mọi thứ trên đường đi của nước. Hiện tượng này được gọi là lũ lụt hay lũ quét.

Để tránh lũ lụt

1 - Tìm cách lái dòng nước từ các vùng khác tràn về theo những con đường dẫn, đường thoát định sẵn, tránh để chảy qua những vùng dân cư, vùng canh tác, vùng trũng.

2 - Tăng cường khả năng tiêu thoát nước của các kênh, sông để có thể đáp ứng các trường hợp bất thường như xả lũ, vỡ đập ở thượng nguồn, mưa to, mưa trên diện rộng hay dông bão.

Lũ lụt xảy ra do độ cao thấp tự nhiên của đất, do hệ thống tiêu thoát nước (cụ thể là hệ thống kênh sông) không tiêu kịp lượng nước tràn về.
Hai nguyên tắc này ai cũng hiểu, nhưng trên thực tế tại VN việc lái dòng nước từ vùng khác tràn về chưa được triệt để thực hiện, và hệ thống kênh sông hiện tại có cấu trúc không thể xử lý nổi những tình huống bất thường của thời tiết. Ví dụ: đồng bằng miền Trung hầu như năm nào cũng bị lũ lụt do xả lũ, vỡ đập thượng nguồn, do nước mưa đầu nguồn Trường Sơn đổ xuống, khi thì do tràn tự do (sông chưa bị tràn, đê chưa vỡ), khi thì do nước tràn đê hay vỡ đê.

Kinh nghiệm trị thủy của người Nhật

Núi non ở Nhật Bản chiếm 4/5 diện tích đất, rất ít đồng bằng rộng lớn, tất cả khu dân cư, canh tác, sản xuất đều nằm sát chân núi, nằm giữa những vùng lòng chảo hay trên đường thoát của nước mưa vùng núi thượng nguồn đổ về.

Người Nhật đã áp dụng cách trị thủy như sau: tại vùng lòng chảo người ta thường đào những con kênh sát chân núi để gom nước mưa từ trên các triền đồi núi đổ xuống, dẫn ra các con sông tiêu thoát, không cho chảy tràn tự do tới những khu cư dân hay nơi canh tác.

Các con sông tiêu thoát nước của Nhật có cấu trúc cho phép ứng phó một cách mềm mỏng với sự thất thường của thời tiết. Mùa cạn, và cả những ngày không mưa, sông rất ít nước, dòng chảy rộng khoảng 50m, sâu khoảng 1m vì nước mưa thoát đi rất nhanh sau khi mưa. Khi mưa hay dông bão, nước sông tăng rất nhanh nhưng vẫn tiêu thoát hết một cách an toàn nhờ cấu trúc đê có thể mở rộng tức thời khẩu độ thoát nước (bề ngang của dòng chảy) như hình vẽ bên. Qua hình vẽ ta thấy khả năng tiêu thoát nước của các sông tại Nhật lớn hơn nhiều so với VN.

Hơn thế những bãi sông vẫn được sử dụng để canh tác trồng hoa màu ngắn hạn tránh lũ (đất vô cùng màu mỡ, đầy phù sa) hay sử dụng làm sân đá bóng, đá cầu, công viên ... Bờ đê được đúc bêtông với móng sâu phía dưới, an toàn, không tốn kém, không bị sạt lở.

Liệu chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của người Nhật để tránh cho miền Trung tai ương lũ lụt không? Tất nhiên sẽ có nhiều trở ngại, khó khăn vì thiên nhiên, con người, tài chính, kỹ thuật... nhưng chắc chắn có thể làm được, làm từ từ, làm từng vùng cho tới khi có thể chủ động phòng, chống lũ lụt.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News