Học sinh chạy tán loạn vì mưa giun đất

Một nhóm học sinh lớp hai tại trường tiểu học Galashiels Academy (Scotland) đã phải chạy tán loạn sau khi chứng kiến một trận mua giun đất ngay trong sân bóng mình đang tập.

Thầy giáo dạy thể dục David Crichton (26 tuổi) cho biết vào hôm 1/4 trong lúc đang huấn luyện các em chơi bóng thì bỗng nhiên có hàng chục con giun từ trên trời rơi xuống.

Lúc đó tôi vô cùng bối rối và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ban đầu bọn trẻ còn cười, nhưng sau đó khi thấy số lượng giun rơi ngày càng nhiều, các em bỏ chạy tán loạn để thoát khỏi những con vật nhầy nhụa”.


Thầy giáo dạy thể dục David Crichton

Sau sự việc, anh David có thông báo cho các đồng nghiệp nhưng họ chỉ cười chế nhạo và không tin cho đến khi tận mắt chứng kiến đám giun bò lổm ngổm trên cỏ. Một số người lộ rõ vẻ bàng hoàng và ngơ ngác khi chứng kiến một hiện tượng lạ.

Tiến hành rà soát một lượt quanh sân bóng và sân tennis gần đó, các giáo viên của trường đã nhặt được tổng cộng 120 con giun.

Tôi đã nói chuyện với một số cán bộ khoa học trong trường nhưng không ai giải thích được nguyên do. Một trong số họ nghĩ rằng đây có thể là hiện tượng thiên nhiên kỳ quái. Tuy nhiên khi bình tĩnh lại một số ý kiến khác cho rằng nên tiến hành kiểm tra quanh các tòa nhà cao tầng gần đó vì có thể ai đó đã gây ra “thảm họa” này”, David cho biết thêm.

Các cơn mưa giun đất cũng đã từng xảy ra trong quá khứ, cụ thể xảy ra tại Somerville, Massachusetts (Mỹ) vào năm 1872, tại Na Uy năm 1877 và tại Halmstad, Thụy Điển năm 1924.

Gần đây nhất vào tháng 7/2007, một người phụ nữ tại bang Louisiana (Mỹ) khi đi ngang qua đường ở Jennings cũng đã vô cùng hoảng hốt khi chứng kiến hàng đống giun rơi lả tả ngay trước mặt mình.

Nguồn cơn của “trận mưa” kinh hoàng này được xác định là do vòi rồng đã “bốc” nước từ một con sông gần đó và cuốn theo cả đám giun.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News