Học sinh Hà Nội hào hứng giải đố vui khoa học
Xếp xoay vòng các ô chữ và chuyển vị trí chữ Zed với chữ Zee, xếp 7 khối nhỏ thành hình lập phương có ba mặt tiết diện như nhau, là những bài toán thú vị thu hút nhiều học sinh Hà Nội trong triển lãm "Khoa học kỳ thú".
>>> Thế giới kỳ ảo của khoa học sắp đến với trẻ Việt Nam
Hôm qua, Trung tâm khoa học và Công nghệ quốc gia Australia (Questacom) khai mạc chương trình triển lãm tại Hà Nội, một trong ba điểm đến của Questacom tại Việt Nam. Triển lãm là một trong các hoạt động chính nhằm kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia.
Nổi tiếng thế giới với những thiết bị và mô hình trưng bày có tính tương tác cao, triển lãm mang đến các bạn nhỏ cơ hội khám phá và học hỏi các chủ điểm khoa học đa dạng, gồm nguyên lý của âm nhạc và âm thanh, sinh học cơ thể người, ánh sáng, lực và chuyển động, nhận thức và câu đố.
Trong triển lãm lần này, hàng chục chủ đề khoa học được đưa ra. Mỗi câu hỏi với vật dụng được đặt trên từng chiếc bàn riêng biệt. Bên cạnh đó, chương trình cũng đưa ra gợi ý giúp những bạn học sinh chưa tìm ra câu trả lời thích hợp.
Một học sinh thích thú bài toán: Cho sáu quả bóng đặt cạnh nhau ở mỗi mặt, hãy xếp thành một hình chóp có đáy là tam giác.
Phát biểu tại buổi khai mạc, đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman nói: "Quan hệ giáo dục giữa Việt nam và Australia đã phát triển mạnh và hiệu quả trong 40 năm vừa qua, chúng tôi tin tưởng rằng triển lãm Questacon sẽ thắt chặt thêm mối liên kết này giữa hai quốc gia, đồng thời khích lệ và thúc đẩy niềm yêu thích khoa học và công nghệ trong giới trẻ cũng như các em nhỏ Việt Nam".
Bài toán về "Bể cá" nam châm lại "hút" các bạn học sinh nam trường THPT Đoàn Thị Điểm. Chủ đề đưa ra là "Khi di chuyển nam châm phía dưới bể cá, bạn thấy gì?".
Theo giáo sư Graham Durant, giám đốc trung tâm Questacon, triển lãm nhấn mạnh vào yếu tố tự khám phá và học hỏi. Ông hy vọng triển lãm sẽ hỗ trợ và thúc đẩy phương thức học tập dựa trên xử lý tình huống và nhu cầu cá nhân.
Đây là trò chơi: Làm thế nào để chuyển một tiếng thì thầm thành một âm thanh.
Một bạn học sinh lớp 5 trường tiểu học Đoàn Thị Điểm loay hoay giải bài toán mang chủ đề "Zed đến Zee" theo hình mẫu mà ban tổ chức đưa ra. Học sinh này cho biết ở nhà bạn từng tham gia trò chơi xếp hình trong thời gian chưa đầy một tiếng, nhưng trò chơi này khó hơn bạn tưởng tượng.
Sau khi trả lời câu hỏi: "Bạn có thấy kim đồng hồ di chuyển khi bạn đặt tay lên hai tấm kim loại không", các học sinh có thêm kiến thức mới. Trong pin có chứa các kim loại khác nhau và một hỗn hợp có khả năng sản sinh ra dòng điện được gọi là ắc quy. Khi tay ra mồ hôi và chạm vào tấm kim loại, chúng giống như một ổ ắc quy có trong pin. Khi đó bạn (với vai trò như ổ ắc quy) và tấm kim loại sẽ tạo nên pin.
Nhạc cụ từ dép tông là chủ đề của trò chơi khoa học ký thú này. Người tham gia chơi phải vỗ vào miệng ống bằng một chiếc dép tông, sau đó trả lời câu hỏi ống nào tạo âm nốt cao nhất và ống nào tạo âm nốt thấp nhất.
Các học sinh nữ thích thú trò "còng tay". Đeo một đôi còng tay, nhờ một bạn khác cũng đeo một đôi khác để hai bạn kết nối lại như nhau. Bạn có thể thoát khỏi còng tay mà không cần tháo nó ra không? Đây là câu đố mà ban tổ chức đưa ra.
Không chỉ các bạn học sinh, triển lãm còn thu hút nhiều người lớn tới tham dự và thử thách với trò chơi mà ban tổ chức đưa ra.
Triển lãm tại Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12/4 cho một số trường học và mở cửa tự do cho công chúng ngày 13/4 tại thư viện Tạ Quang Bửu, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong thời gian tới, Questacon thực hiện triển lãm ở Đà Nẵng từ 16 đến 18/4 tại đại học Đà Nẵng và TP HCM từ 22 đến 27/4 ở Đại học RMIT.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
