Hội chứng hang động: Dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 nhưng vẫn ngại ra đường

Trong hầu hết thời gian của dịch Covid-19, Laura G. Bustamante nhớ về cái thời mà cô có thể dành những đêm cuối tuần lái xe vào khu Manhattan để gặp gỡ bạn bè, thường là ở các quán karaoke tại khu phố Hàn Quốc. Giờ đây cô đã được tiêm đầy đủ, nhiều quán bar, nhà hàng ở New York cũng mở cửa trở lại, thế nhưng Bustamante nói rằng cô vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại cuộc sống như trước khi có dịch. Cô chỉ cảm thấy thoải mái khi gặp gỡ chỉ một người bạn một lúc, và thường muốn ngồi ngoài trời.

“Bạn nhìn vào mạng xã hội, bạn sẽ thấy người ta bắt đầu ra đường đi quẫy”, Rockland County, một tư vấn về quản lý sản phẩm ở New York nói. “Nhưng tôi không thể hình dung bản thân sẽ có mặt trong bức tranh đó”.

Kể từ khi Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ cho phép những người được tiêm vaccine đầy đủ có thể tụ tập trong nhà mà không cần đeo khẩu trang, nhiều người đã nhanh chóng đổ tới các nhà hàng, tham dự những buổi tiệc và bay đến nơi khác để gặp bạn bè, gia đình. Thậm chí trước khi có quyết định nói trên, nhiều người đã làm thế. Nhưng với nhiều người khác, việc quay trở lại cuộc sống trước dịch - hay nói cách khác là quay trở lại với thế giới bên ngoài - đang là một điều khó khăn sau hơn một năm sống tách biệt.

Hội chứng hang động: Dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 nhưng vẫn ngại ra đường
Hội chứng hang động có nghĩa là người ta lo ngại ra ngoài vì sợ sẽ bị nhiễm bệnh.

Thay vì cảm thấy tự do, nhiều người sợ hãi khi sẽ tiếp xúc với xã hội, họ từ chối những lời mời đi chơi, từ chối gặp người khác, hay thậm chí là không muốn quay trở lại nơi làm việc.

Hiện tượng này phổ biến đến nỗi người ta bắt đầu gọi nó là “hội chứng hang động” (cave syndrome) trên mạng xã hội và trong nội bộ các chuyên gia tâm trí. Arthur Bregman, một chuyên gia tâm lý, cho biết: “hội chứng hang động có nghĩa là người ta lo ngại ra ngoài vì sợ sẽ bị nhiễm bệnh”. Ông đã dùng từ này sau khi một số bệnh nhân nói rằng họ đôi khi thấy sợ ra đường dù họ đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Bregman nói rằng hội chứng này cũng có những mức độ khác nhau, từ những cá nhân lo lắng về tương tác xã hội cho đến những người chọn hoàn toàn không bước ra ngoài. Ông phân biệt giữa những người có hệ miễn dịch yếu với những người có khả năng phòng chống bệnh khá tốt nhờ vaccine.

Sự lan rộng của biến chủng Delta cũng đáng lo ngại, đủ để những nơi như Los Angeles hay Israel khôi phục quy định đeo khẩu trang tại những nơi trong nhà. Điều này giống như “châm dầu vào lửa” đối với những người đang gặp khó khăn trong việc “tái hòa nhập xã hội”. Và trái ngược với hướng dẫn của CDC Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn yêu cầu việc đeo khẩu trang trong nhà và chú ý giãn cách.

Thông tin về Covid-19 liên tục thay đổi, sự dịch chuyển và đôi lúc trái ngược từ các cơ quan quản lý y tế là những yếu tố đóng góp cho sự lo lắng. Dù dữ liệu cho thấy những người được tiêm đủ 2 mũi vaccine bị dính biến chủng Delta có tỉ lệ nhập viện rất thấp, nhưng người ta vẫn rất lo lắng về việc bị Covid-19 nên họ quyết định sẽ ở trong nhà.

Trong khi đó, các giới hạn phòng chống dịch đang được dỡ bỏ ở nhiều nơi càng khiến những người có triệu chứng hang động cảm thấy bối rối hơn. Anh đã gỡ bỏ hầu hết các giới hạn để phòng chống dịch, bao gồm cả quy định về khẩu trang, số người có thể tụ tập vì chính phủ đặt cược vào tỉ lệ tiêm vaccine cao của người dân nước này sẽ giúp chặn đứng làn sóng dịch mới. Canada cũng cho phép những người Mỹ được tiêm đầy đủ có thể du lịch từ 9/8, sau hơn 1 năm đóng cửa với đa số khách du lịch.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng người ta sẽ cần thời gian điều chỉnh lại theo trạng thái bình thường mới. Một khảo sát vào tháng 6 do Ipsos và Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện cho thấy, trong 12.497 người lớn ở 9 quốc gia, bao gồm Mỹ, Pháp, Nhật, Mexico, Anh, đa số họ đều nói sẽ tiếp tục giãn cách xã hội và đeo khẩu trang nơi công cộng sau khi đã được tiêm vaccine.

Hồi tháng 3 vừa qua, Hiệp hội Tâm lý Mỹ cũng khảo sát 3.031 người lớn và hơn phân nửa trong số này nói rằng họ cảm thấy việc điều chỉnh lại tương tác với loài người là điều không dễ dàng. Cả những người được tiêm và chưa được tiêm đều trả lời tương tự như nhau, họ đều cảm thấy khó khăn khi bỏ giãn cách và hoạt động xã hội được khôi phục.

Andrew Ruiz, một nhà phân tích công nghệ 23 tuổi sống ở Florid, cho hay anh sẽ hật cẩn thận khi ra đường và sẽ không tham dự sự kiện New York Comic Con, một hội nghị truyện tranh lớn mà anh đã liên tục ghé thăm từ năm 2014. “Đó là một nơi rất kính. Tôi muốn đảm bảo an toàn và không xuất hiện trong những đám đông lớn”. Ngoài ra anh cũng không muốn đi máy bay khi mà nghe tin biến chủng Delta dễ lây lan hơn. Anh sẽ đợi thêm 1 năm cho tình hình ổn.

Nỗi sợ virus không phải là thứ duy nhất gây ra trạng thái sợ tái hòa nhập cộng đồng. Một số người đã quen sống ở nhà và không muốn bỏ đi những mặt tích cực của việc dành phần lớn thời gian tại gia, giáo sư tâm lý và luật Paul S. Appelbaum tại Đại học Columbia University cho hay. “Sự thoải mái ở nhà, cộng với nỗi sự ngoài kia, đã củng cố cho việc không muốn ra đường”. Ngay cả những việc nhỏ như đi tàu điện, bước vào văn phòng cũng khiến người ta lo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
TP.HCM chính thức hướng dẫn chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 tại nhà

TP.HCM chính thức hướng dẫn chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 tại nhà

Theo đó, sẽ có 2 trường hợp F0 được chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Đăng ngày: 30/07/2021
Dữ liệu nào khiến Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16?

Dữ liệu nào khiến Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16?

Ngày 22/7, bản đồ cảnh báo nguy cơ Covid-19 ở Hà Nội chuyển từ màu vàng sang đỏ, ngay hôm sau Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao đổi với Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh.

Đăng ngày: 29/07/2021
Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19 thế nào?

Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19 thế nào?

Y học cổ truyền Việt Nam xếp xuyên tâm liên thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc. Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây thu hái vào đầu thu khi bắt đầu ra hoa.

Đăng ngày: 28/07/2021
Nhật thử nghiệm thuốc Covid-19 ngày uống một viên

Nhật thử nghiệm thuốc Covid-19 ngày uống một viên

Hãng dược Shionogi hợp tác cùng Pfizer và Merck phát triển thuốc dạng viên điều trị Covid-19, liều dùng một viên mỗi ngày.

Đăng ngày: 27/07/2021
Anh phát hiện chủng virus mới gây Covid-19 có sức lây lan nhanh chóng

Anh phát hiện chủng virus mới gây Covid-19 có sức lây lan nhanh chóng

Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh (PHE) cho biết, một chủng virus Covid-19 lây lan nhanh chóng mới được phát hiện tại đây.

Đăng ngày: 27/07/2021
Nhiều quốc gia tặng vàng, căn hộ cho người đã tiêm vaccine

Nhiều quốc gia tặng vàng, căn hộ cho người đã tiêm vaccine

Nhằm đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, nhiều nơi đã tung ra các quà tặng may mắn có trị giá “khủng” để thu hút sự chú ý của người dân.

Đăng ngày: 26/07/2021
Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

F0 thể nhẹ và trung bình, không triệu chứng hoặc người đã trị khỏi hoàn toàn Covid-19, nên áp dụng bài tập phục hồi chức năng phổi. Bài tập này cũng có ích rèn luyện phổi với người không mắc Covid-19.

Đăng ngày: 26/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News