Hội chứng Klinefelter – Những người đàn ông mang gene nữ

Hội chứng Klinefelter XXY xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/5000 trẻ sơ sinh nam còn sống. Biểu hiện có thể: tinh hoàn kém phát triển, vô sinh, khó khăn khi học tập, chậm phát triển ngôn ngữ….

Hội chứng Klinefelter là gì?

Theo quy luật di truyền, nhiễm sắc thể giới tính nữ được quy định là XX, nam là XY. Hội chứng Klinefelter là hội chứng xảy ra do tình trạng không phân li nhiễm sắc thể ở nam giới, người mắc Klinefelter thay vì có một nhiễm sắc thể giới tính X thì có 1 cặp nhiễm sắc thể X (XXY) và đồng thời mắc phải một số nguy cơ về bệnh lý y học.

Một vài nguyên nhân chủ yếu của hội chứng Klinefelter

Hội chứng Klinefelter – Những người đàn ông mang gene nữ
Nguyên nhân của hội chứng này hội chứng này do lỗi không phân li trong quá trình tạo giao tử ở cha mẹ.

Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng này do lỗi không phân li trong quá trình tạo giao tử ở cha mẹ, gồm có suy sinh dục, vú to, và rối loạn tâm lý xã hội. Hội chứng này là hình thức suy tinh hoàn nguyên phát, tăng mức gonadotropin do thiếu phản hồi ngược từ tuyến yên. Thiếu hụt androgen cũng gây tỉ lệ các phần trên cơ thể giống người bị hoạn

Tỷ lệ xảy ra đột biến

Theo nghiên cứu cho thấy, có đến 50 – 60% trường hợp người mắc hội chứng Klinefelter không phân li nhiễm sắc thể xảy ra ở mẹ. 75% do lỗi phân bào giảm nhiễm I. Những trường hợp còn lại xảy ra do không phân li ở người cha.

Kiểu nhân thường gặp:

  • Thêm một bản sao của nhiễm sắc thể X trong mỗi tế bào (XXY), nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Một nhiễm sắc thể X thêm ở một số tế bào (hội chứng khảm Klinefelter), với ít triệu chứng hơn.
  • Nhiều hơn một bản sao của nhiễm sắc thể X, rất hiếm và dẫn đến một dạng nghiêm trọng.

Ảnh hưởng của Klinefelter ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Hội chứng Klinefelter ảnh hưởng đến khả năng phát triển của người bệnh, tinh hoàn kém phát triển, kích thước nhỏ so với người bình thường. Hormone testosterone ở nam giới giảm làm tăng nguy cơ rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…

Tùy vào mức độ ảnh hưởng của người bệnh mà bệnh có những tác động và biểu hiện khác nhau. Thông thường, hội chứng Klinefelter không được chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành.

Những người đàn ông mắc hội chứng này:

  • Có ít hoặc không có tinh trùng, gây rối loạn tạo ống sinh tinh và vô sinh, cũng như dị dạng và thiểu sản cơ quan sinh dục ở nam đa nhiễm X;
  • Lông ở mặt, nách, mu và thân mình thưa thớt hoặc không có; vú to;
  • Tinh hoàn và dương vật nhỏ;
  • Giảm khoái cảm tình dục; phân bố mô mỡ theo kiểu phụ nữ;
  • Giảm sức chịu đựng thực thể;
  • Loãng xương.

Việc mất ống sinh tinh và tế bào Sertoli dẫn đến giảm mức inhibin B, chất điều hoà hormone FSH. Đối với những người có ít tinh trùng có thể lựa chọn những biện pháp hỗ trợ sinh sản và vẫn có được cơ hội làm cha.

Không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh bởi những chức năng sinh dục, sự thêm một hoặc nhiều nhiễm sắc thể X (hoặc Y) còn gây ra những bất thường về trí tuệ và nhận thức khác nhau. Những bất thường xương, tim mạch cũng nặng và mức độ ảnh hưởng nhanh hơn bình thường. Chỉ số (IQ) giảm khoảng 15 điểm cho mỗi nhiễm sắc thể X vượt mức bình thường. Tất cả các khu vực phát triển chính, gồm ngôn ngữ và sự phối hợp diễn đạt, tiếp thu cũng bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Klinefelter

Thông thường, những nam giới mắc hội chứng Klinefelter không được chẩn đoán cho đến suốt đời, một số khác nhận ra được sự khác biệt về sự phát triển bên trong cơ thể thường thực hiện chẩn đoán ở tuổi trưởng thành. Những người mắc hội chứng vẫn sống và sinh hoạt, trí thông minh bình thường hoặc có trường hợp chậm phát triển tâm thần (tùy mức độ) ,tỷ lệ tử vong không cao hơn so với những người bình thường.

Một vài hình dáng biểu hiện bên ngoài

Trẻ mới sinh ra, trẻ sơ sinh có những chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng đầu bình thường. Có khoảng 25% trẻ có biểu hiện lệch ngón (Clinodactyly), chiều cao cao hơn mức trung bình, tay chân dài và không cân đối, không theo tỷ lệ thông thường của cơ thể.

Khoảng 40% bệnh nhân mắc hội chứng răng bò (Taurodontism – răng hàm phình to do tủy nở rộng) trong khi ở những người nam (XY) chỉ khoảng 1%.

Một vài biểu hiện về trí tuệ

Có đến 70% bệnh nhân bị ảnh hưởng nhẹ đến tâm thần và khả năng học tập, khó học ngôn ngữ, nói muộn, giảm trí nhớ ngắn hạn, khó đọc, rối loạn đọc, giảm khả năng chú ý. Bệnh nhân gặp một vài biểu hiện hành vi rối loạn tâm lý, lo lắng, trầm cảm, loạn thần kinh chức năng (Neuchosis).

Nguy cơ mắc những hội chứng khác

  • Vào giai đoạn trễ của tuổi dậy thì, khoảng 30-50% trẻ nam mắc hội chứng Klinefelter biểu hiện vú to thứ phát do tăng estradiol và tăng tỷ lệ estradiol/testosterone. Nguy cơ phát triển carcinoma vú cao hơn ít nhất 20 lần so với người bình thường.
  • Loạn sản tinh hoàn (tinh hoàn nhỏ, chắc, kích thước <10ml) có thể có ở bệnh nhân sau dậy thì.
  • Vô sinh, vô tinh trùng có thể do bất sản teo ống sinh tinh. Vô sinh gặp ở tất cả bệnh nhân 47,XXX; ở bệnh nhân thể khảm 46, XY/47, XXY có thể còn khả năng sinh sản.
  • Tăng tần suất u tế bào mầm ngoài sinh dục như carcinoma phôi, u quái và u tế bào mầm trung thất nguyên phát.
  • Tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính có thể do cung cấp testosterone.

Phương pháp phát hiện hội chứng Klinefelter

Phát hiện Klinefelter cho thai nhi bằng phương pháp sàng lọc không xâm lấn NIPT – illumina.

Ngay từ khi mang thai, trong máu người mẹ đã có sự xuất hiện ADN tự do của thai nhi, tỷ lệ ADN tự do của thai nhi thay đổi theo từng tuần thai (trung bình khoảng 10%). NIPT-illumina thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ ngay từ tuần thai thứ 10 để sàng lọc những hội chứng di truyền cho thai nhi, trong đó có bất thường nhiễm sắc thể giới tính gây nên hội chứng Klinefelter. Xét nghiệm cho kết quả chính xác cao – lên tới hơn 99,9%.

Phát hiện Klinefelter bằng xét nghiệm ADN chẩn đoán bệnh di truyền

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh di truyền được thực hiện bằng cách phân tích ADN để phát hiện những bất thường số lượng nhiễm sắc thể gây ra những hội chứng di truyền trong đó có thể phát hiện ra Klinefelter. Xét nghiệm di truyền có thể thực hiện bất cứ khi nào, không phân biệt độ tuổi, mẫu xét nghiệm có thể là: vài giọt máu, tóc có chân, móng tay, móng chân… người thực hiện xét nghiệm không cần phải kiêng, nhịn ăn hay làm lựa chọn thời điểm xét nghiệm (vào buổi sáng) như những xét nghiệm máu khác.

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh khác

  • Đo định lượng hormone trong máu cho thấy nồng độ FSH, LH, estradiol tăng trong huyết tương, testosterone giảm ở bệnh nhân trong giai đoạn từ 12 – 14 tuổi. Đáp ứng tăng testosterone khi tiêm hCG ở mức dưới bình thường. Gonadotropin niệu tăng do bất thường chức năng tế bào Leydig, tỉ lệ hydroxyl proline/creatinine tăng, phản ánh giảm tạo xương và tăng tái hấp thu xương,…
  • Khảo sát hình ảnh cho thấy sa van hai lá trên siêu âm, giảm mật độ xương chi dưới, dính xương quay trụ, và răng bò trên X quang.
  • Thực hiện khảo sát mô học cho thấy: Tinh hoàn nhỏ, hiện tượng hyalin hóa, xơ hoá và teo ống sinh tinh kèm tăng sản khu trú của các tế bào Leydig hầu hết đã bị thoái hoá. Hiện tượng sinh tinh trùng hiếm. Ở bệnh nhân thể khảm, hyalin hóa và thoái hoá tiến triển ống sinh tinh xảy ra sau dậy thì mặc dù lúc dậy thì tinh hoàn có kích thước bình thường và có hiện tượng sinh tinh trùng,…

Hướng điều trị Klinefelter

Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng những người bệnh mắc hội chứng Klinefelter nếu được phát hiện sớm ngay từ trước tuổi dậy thì sẽ có khả năng được điều trị với những ảnh hưởng như: Thiểu năng sinh dục, vú to, hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý xã hội.

Có thể nói, trị liệu androgen là hướng điều trị quan trọng nhất. Thực hiện điều trị bằng thay thế testosterone bắt đầu ngay từ khi dậy thì để "sửa chữa" những thiếu hụt androgen, mang lại nam tính thích hợp. Tiêm testosterone đều đặn giúp tăng cường sức mạnh và mọc lông mặt, tạo dáng vẻ cơ bắp cho cơ thể, tăng ham muốn tính dục, tăng kích thước tinh hoàn, cải thiện tính khí, hình ảnh bản thân và hành vi, và bảo vệ chống lại loãng xương sớm...

Phẫu thuật có thể được chỉ định đối với chứng vú to. Biểu hiện này gây căng thẳng, tự ti cho người bệnh và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Điều trị vô sinh. Hầu hết đàn ông mắc hội chứng Klinefelter không thể làm cha vì không có hoặc không có tinh trùng được sản xuất trong tinh hoàn. Đối với một số nam giới có khả năng sản xuất tinh trùng tối thiểu, một quy trình gọi là tiêm tinh trùng vào ống nghiệm (ICSI) có thể giúp ích. Trong quá trình ICSI , tinh trùng được lấy ra khỏi tinh hoàn bằng kim sinh thiết và tiêm trực tiếp vào trứng.

Tạm kết

Hội chứng Klinefelter xảy ra do bất thường số lượng nhiễm sắc thể giới tính, việc thực hiện sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – Illumina ngay từ tuần thứ 10 là xét nghiệm cần thiết để mẹ bầu có thể xác định được tình trạng sức khỏe của thai nhi một cách chính xác, để từ đó, bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn những hướng điều trị kịp thời, người mẹ mang thai và gia đình có những hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất để giảm tối đa những rủi ro không đáng có.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chốc mép: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chốc mép: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chốc mép là căn bệnh về da liễu thường gặp phổ biến khi thời tiết lạnh. Bệnh có khả năng lây nhiễm và gặp nhiều ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Đăng ngày: 30/12/2019
Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ em hiếu động và nghịch ngợm là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu trẻ có mức độ hoạt động quá mức thì lại là một bệnh và cần được can thiệp sớm.

Đăng ngày: 29/12/2019
Viêm mũi có mủ là gì?

Viêm mũi có mủ là gì?

Viêm mũi mủ là tình trạng sung huyết đỏ ở niêm mạc mũi, mủ mũi sẽ tiết ra nhiều chất nhờn, có thể chất nhờn đặc đi lẫn với mủ vàng xanh và có mùi hôi thối.

Đăng ngày: 20/12/2019
Tinh trùng loãng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng loãng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng loãng (hay còn gọi là tinh dịch loãng) là căn bệnh làm suy giảm khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên vẫn rất ít người hiểu rõ tinh trùng loãng là như thế nào?

Đăng ngày: 10/12/2019
Chấn thương rách cơ đùi nguy hiểm thế nào?

Chấn thương rách cơ đùi nguy hiểm thế nào?

Cơ đùi nếu tổn thương nặng, rách hoặc đứt cơ sẽ nghe thấy tiếng đứt 'phựt', đau dữ dội, mất hoàn toàn chức năng, cần phải nhập viện.

Đăng ngày: 09/12/2019
Ói ra máu là bệnh gì?

Ói ra máu là bệnh gì?

Đôi khi bạn hoặc người xung quanh nôn lẫn máu nhưng không hiểu ói ra máu là bệnh gì và có nguy hiểm hay không. Đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm cần lưu ý.

Đăng ngày: 03/12/2019
Nổi mụn ở mí mắt trên do đâu?

Nổi mụn ở mí mắt trên do đâu?

Nổi mụn ở mí mắt không nguy hiểm nhưng thường khiến người mắc bệnh khó chịu.

Đăng ngày: 02/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News