Hỏi dễ mà khó trả lời: Tại sao kangaroo mẹ lại nuôi con trong túi?
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh của loài kangaroo với những chiếc túi trước bụng – thứ đã trở thành biểu tượng của chúng. Và mặc dù ai cũng rõ mục đích của chiếc túi này là để nuôi con, thế nhưng liệu bạn có biết tại sao chúng lại chọn cách chăm con đặc biệt như vậy không?
Kangaroo là một nhóm các loài thú có túi thuộc họ Macropodidae. Chúng thường tập trung sinh sống tại các vùng Trung và Tây Úc trong môi trường sống yêu thích là sa mạc, đồng cỏ và vùng nhiều cây bụi.
Thức ăn của chúng chủ yếu là nấm, các loài cây, sâu bọ... Kangaroo chủ yếu hoạt động vào ban đêm nhưng vào những tháng thời tiết mát mẻ, chúng có thể kiếm ăn cả ngày.
Mỗi điều nhỏ nhặt về loài động vật này đều vô cùng thú vị, nhưng có một đặc điểm khiến cho chúng khác biệt so với số đông, đó là quá trình sinh sản và nuôi con chẳng giống ai. Chúng để con của mình trong chiếc túi trước bụng.
Nhưng tại sao lại như thế?
Để lí giải được tập tính này, ta phải hiểu về những chú kangaroo con
Thú con mới chào đời thường chỉ bé bằng… một hạt đậu đen. Thậm chí, người ta đã từng ghi nhận những trường hợp em bé kangaroo nhỏ đến mức khó tin với kích thước tương đương một hạt gạo! Do kích cỡ vô cùng khiêm tốn này, nếu kangaroo mẹ cũng chăm sóc con mình theo cách những loài thú khác vẫn làm, nó sẽ gặp phải vô số khó khăn.
Kangaroo con khi mới sinh có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ bằng hạt đậu.
Kích thước của thú mẹ so với con non là vô cùng lớn, chúng lại khá vụng về, nên việc cho con ăn đương nhiên là một thách thức đáng ngại. Nếu như em bé vô tình bị rơi ra ngoài, kangaroo mẹ sẽ phải bỏ rơi nó vì một lẽ rất dễ hiểu: chúng không thể nhặt con lên được và cho lại vào trong túi được.
Thêm vào đó, con non được sinh ra trước khi cơ thể kịp phát triển đầy đủ nên vô cùng yếu ớt, và gần như không có khả năng tồn tại được ở môi trường bên ngoài. Những bộ phận duy nhất đã hoàn thiện là các chi.
Điều đó giúp ích cho kangaroo con rất nhiều bởi ngay sau khi chào đời chúng sẽ phải bò vào trong chiếc túi của mẹ, và dành trọn những tháng tiếp theo ở nơi ấm áp này.
Nhờ bản năng sẵn có, tuy chưa có mắt nhưng phần lớn đều có thể tự tìm đường đi – chỉ một số ít kangaroo con phải nhờ tới sự giúp đỡ của mẹ.
Tại đây, chúng bám vào các núm vú phía bên trong túi và lớn lên nhờ sữa. Các cơ của chúng chưa đủ khỏe để làm bất cứ việc gì – kể cả việc bú mẹ. Chính vì thế, đầu vú của kangaroo mẹ có phần cơ chuyên hóa đảm nhận nhiệm vụ bơm thức ăn một cách tự động.
Các em bé sẽ ăn, ngủ và bài tiết ngay trong chiếc túi này. Những chất thải có thể được lớp lót trong túi hấp thụ luôn hoặc được kangaroo mẹ dọn đi một cách khéo bằng miệng.
Trung bình sau 4 tháng, con non đã có một cơ thể đầy đủ các bộ phận và một lớp lông mềm. Khi đó chúng đã có thể ló đầu ra ngoài túi để ngắm nhìn thế giới. Nhưng phải cần đến 20 tháng (với con cái) và 2 – 4 năm (với con đực), kangaroo con mới thực sự đủ lớn để ra khỏi chiếc túi của mẹ.
Ngay cả khi đã có thể sống độc lập, kangaroo con đôi khi vẫn quay lại để bú sữa mẹ.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại
Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.
