Hỏi khó: Cá có ngủ không?

Hầu hết các loài động vật đều có lúc ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp cơ thể và bộ não nghỉ ngơi. Con người khi ngủ thì nhắm mắt, nằm im, thở chậm và ít biết được những gì xảy ra xung quanh. Một số người ngủ rất sâu và khó có thể đánh thức họ dậy được.

Cá thì không có mi mắt và chúng không cần nhắm mắt dù sống ở dưới nước, và đất, bụi không thể chui vào mắt chúng được. Mặc dù vậy, cá vẫn ngủ. Một số loài cá ngủ vào ban ngày và chỉ thức dậy vào ban đêm, một số loài khác thì ngủ đêm và thức ngày giống như con người chúng ta vậy.

Làm sao để cá biết được đã đến giờ đi ngủ?

Hỏi khó: Cá có ngủ không?
Một con cá nóc vui vẻ.

Rất dễ để chúng ta biết khi nào thì cá đang ngủ. Đó là khi chúng nằm im không cựa quậy, và thường là nằm dưới đáy hoặc gần mặt nước. Chúng phản ứng rất chậm với những gì xảy ra xung quanh chúng và có khi chẳng có phản ứng gì. Nhìn vào mang cá, bạn sẽ thấy chúng thở rất chậm.

Cá da trơn ngủ như thế nào?

Nếu bạn có một chiếc bể cá ở nhà, bạn có thể quan sát thấy khi đêm xuống và bạn tắt đèn đi thì cá ít hoạt động hơn. Nếu bạn bật đèn lên vào giữa đêm, bạn sẽ thấy lũ cá hầu như không hoạt động gì.

Cũng như con người, cá có một chiếc đồng hồ trong cơ thể báo cho chúng biết khi nào thì làm gì như là giờ ăn, giờ ngủ chẳng hạn. Vì thế, kể cả bạn có bật đèn sáng suốt cả đêm thì chúng cũng vẫn ngủ.

Một số nhà khoa học đã nghiên cứu về giấc ngủ của cá sống trong những hang động không hề có ánh sáng. Họ nhận thấy ngay cả những loài cá này cũng có những thời gian gần như không hoạt động gì như thể chúng đang ngủ vậy. Tất nhiên là ở những nơi luôn luôn tối tăm này thì không có lúc mặt trời mọc hay mặt trời lặn để đánh dấu ngày hay đêm, vì thế nhịp sống của những loài cá này thường là khác so với những loài cá sống ở nơi có ánh sáng.

Một số loài cá, như là cá thu và một số loài cá mập, phải bơi liên tục không ngừng nghỉ thì chúng mới có thể thở được. Vì thế rất có thể mỗi khi ngủ là chỉ có một nửa bộ não của chúng nghỉ ngơi mà thôi, giống như cá heo vậy.

Cá mó thì tạo ra một lớp màng nhầy bọc lấy cơ thể vào ban đêm. Lớp màng này là một cái túi ngủ dày dặn bảo vệ chúng khỏi bị các loài kí sinh tấn công trong lúc chúng đang ngủ.

Hỏi khó: Cá có ngủ không?
Cá không cần có mi mắt vì bụi không thể chui vào mắt chúng, dù vậy cá vẫn ngủ được.

Cá cũng có thể ngủ mơ giống người

Có người từng hỏi không biết cá có mơ trong khi ngủ không. Cho đến nay, chúng ta chưa có câu trả lời chính xác nhưng trong một số đoạn video quay bạch tuộc lúc đang ngủ thì chúng đổi màu. Đây có thể là một biểu hiện cho thấy chúng đang mơ về việc chạy trốn khỏi một loài động vật ăn thịt hoặc bí mật rình con mồi của chúng, giống như hoạt động của chúng lúc thức.

Dù bạn có tin hay không thì các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về giấc ngủ của cá để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giấc ngủ của con người. Phần lớn các nghiên cứu này sử dụng cá ngựa và nhằm mục đích tìm hiểu tác động của việc thiếu ngủ, chứng mất ngủ và chu trình giấc ngủ.

Đây là một đoạn video quay một số loài vật, trong đó có cá, khi chúng đang ngủ: 

Cá ngủ như thế nào?

Phạm Hường 

Theo Theconversation

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xét nghiệm ADN cho chó hoang bỗng phát hiện ra loài thú hiếm có hàng đầu hành tinh

Xét nghiệm ADN cho chó hoang bỗng phát hiện ra loài thú hiếm có hàng đầu hành tinh

Chẳng ai ngờ chú chó hoang cô đơn, nằm trơ trọi ở góc vườn lại là một sinh vật cực kỳ quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Đăng ngày: 05/11/2019
Hổ được trồng răng nanh bằng vàng

Hổ được trồng răng nanh bằng vàng

Các bác sĩ nha khoa mất gần 80 phút để trồng răng giả bằng vàng cho con hổ cái bị sâu răng tại trung tâm bảo tồn Massweiler.

Đăng ngày: 05/11/2019
Rắn hổ ma ngừng sinh sản sau hạn hán kéo dài

Rắn hổ ma ngừng sinh sản sau hạn hán kéo dài

Lượng mưa ít ỏi làm giảm nguồn thức ăn, khiến rắn hổ ma cái ở Connecticut khó mang thai và sinh con hơn.

Đăng ngày: 04/11/2019
Rùng mình cảnh rắn độc thứ hai thế giới đứng lên bằng đuôi đuổi theo đớp người

Rùng mình cảnh rắn độc thứ hai thế giới đứng lên bằng đuôi đuổi theo đớp người

Một thợ bắt rắn chuyên nghiệp đã quay được khoảnh khắc con rắn nâu miền đông, thuộc loài rắn độc thứ hai trên thế giới, đuổi theo và có những cú mổ đáng sợ.

Đăng ngày: 04/11/2019
Phát hiện loài sinh vật sống đầu tiên phát sáng màu xanh ở Nam Mỹ

Phát hiện loài sinh vật sống đầu tiên phát sáng màu xanh ở Nam Mỹ

Tác giả nghiên cứu Cassius Stevani, từ Viện Hóa học của Đại học São Paulo nhấn mạnh đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng phát xạ màu xanh từ một sinh vật sống trên đất liền ở Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/11/2019
Sợ tượng hươu cao cổ, voi bỏ ý định phá đồn điền

Sợ tượng hươu cao cổ, voi bỏ ý định phá đồn điền

Lạ lẫm với hươu cao cổ, sinh vật cao lớn đến từ châu Phi, đàn voi có thể sẽ tránh vào đồn điền của nông dân để kiếm ăn.

Đăng ngày: 02/11/2019
Hải âu đực cô đơn 10 năm tìm được bạn tình

Hải âu đực cô đơn 10 năm tìm được bạn tình

Sau khi 4 bạn tình chết, hải âu Rob liên tục thất bại trong việc tìm bạn mới dù vô cùng nỗ lực.

Đăng ngày: 02/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News