Hồi sinh rùa tuyệt chủng ngoài tự nhiên

Quần thể rùa mai mềm Bostami tăng trưởng ổn định tại ngôi đền Hayagriva Madhav và được giới thiệu trở lại môi trường tự nhiên.


Rùa Bostami được nuôi tại đền Hayagriva Madhav. (Ảnh: AFP).

Rùa Bostami, loài được công bố tuyệt chủng ngoài tự nhiên từ năm 2002, đang dần hồi sinh nhờ chương trình nhân giống tại một ngôi đền ở bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ. Loài rùa mai mềm này từng phân bố rộng khắp Assam, tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức làm thực phẩm và mất môi trường sống đã đẩy quần thể loài đến bờ vực tuyệt chủng.

Đền Hayagriva Madhav, nằm ở trung tâm hành hương Hajo, trong hàng thế kỷ qua đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho rùa Bostami. Nhờ sự linh thiêng của đền thờ, rùa ở đây không bị đánh bắt. Chúng còn được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt bởi các thành viên từ tổ chức bảo tồn Good Earth.

"Có rất nhiều rùa trong ao đền", Jayaditya Purkayastha từ nhóm bảo tồn Good Earth cho biết. "Số lượng rùa Bostami ở Assam đã suy giảm rất nhiều trong những năm qua. Chúng tôi cảm thấy cần phải can thiệp và làm điều gì đó để cứu quần thể loài khỏi tuyệt chủng".


Ao đền Hayagriva Madhav là nơi trú ẩn an toàn cho rùa Bostami. (Ảnh: AFP).

Good Earth đã hợp tác với những người quản sự ở đền Hayagriva Madhav để phát triển chương trình nhân giống. Lô rùa đầu tiên gồm 35 con non, trong đó có 16 con được ấp nở và nuôi tại đền, được thả về tự nhiên tại khu bảo tồn động vật hoang dã gần đó.

"Tôi từng chăm sóc chúng vì sở thích. Nhưng bây giờ, việc đó đã trở thành trách nhiệm của tôi", Pranab Malakar, người chăm sóc ao đền ở Hayagriva Madhav cho biết. "Tôi sinh ra và lớn lên ở đây. Chúng tôi đã nhìn thấy những con rùa từ thời thơ ấu. Mọi người đều tôn trọng chúng".

Sau những thành công ban đầu, Good Earth quyết định mở rộng chương trình nhân giống. Họ đã tìm được 18 ao đền khác trong khu vực thích hợp để nuôi rùa Bostami và dự kiến đưa các lô rùa con tới đó trong tương lai gần.

Tuy nhiên, chương trình nhân giống tại các ao đền cũng gặp phải những thách thức. Nhiều khách tham quan ghé thăm ngôi đền thường ném bánh mì và thức ăn xuống hồ. Điều này có thể gây ra một số biến đổi sinh học hay làm mất khả năng săn mồi tự nhiên của rùa Bostami.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 08/05/2025
Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới

Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News