Hơn 40 người thiệt mạng trong động đất Nepal
Thủ tướng Nepal Sushil Koirala kêu gọi người dân "can đảm và kiên nhẫn", trong khi số người chết do trận động đất xảy ra hôm qua ở nước này tăng lên hơn 40 người.
Số người thiệt mạng do trận động đất ở Nepal tăng lên hơn 40 người
"Vào giờ phút xảy ra thảm họa tự nhiên như thế này, chúng ta cần phải đối mặt nó bằng sự can đảm và kiên nhẫn", Guardian dẫn lời Thủ tướng Nepal Sushil Koirala phát biểu sau cuộc gặp khẩn cấp với nội các. Ông cũng kêu gọi các bên từng giúp đỡ Nepal tháng trước "một lần nữa mở rộng vòng tay cứu trợ".
Quân đội Nepal tìm kiếm người sống sót sau trận động đất 7,3 độ Richter ở thủ đô Kathmandu. (Ảnh: Reuters.)
Ông Koirala bị những người sống sót sau trận động đất cuối tháng trước chỉ trích vì chính phủ không thể ứng phó với quy mô thảm họa.
Thương vong trong trận động đất hôm qua đang tăng nhanh một cách đáng ngại. Theo số liệu chính thức từ Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp Nepal, hiện có 37 người chết và 1.129 người bị thương. Reuters dẫn lời nhà chức trách cho biết còn có 5 người Ấn Độ sống tại các bang giáp Nepal và một người ở Tây Tạng thiệt mạng.
Quận Dolakha và Sindhupalchowk, hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất tháng trước, tiếp tục bị tàn phá, AFP đưa tin. "Nhiều ngôi nhà ở Dolakha đổ sập và có khả năng số người chết tại đây sẽ tăng thêm", Bộ trưởng Nội vụ Nepal Bam Dev Gautam nói.
Chữ thập Đỏ nhận thông tin có thương vong quy mô lớn ở thị trấn Chautara, Sindhupalchowk, nơi nhánh Na Uy của tổ chức đang thiết lập một bệnh viện dã chiến.
"Hàng trăm người đang dồn về đây. Họ (bác sĩ) chữa trị cho hàng chục người bị thương và đã thực hiện hơn 10 ca phẫu thuật", bà Nichola Jones, phát ngôn viên Chữ thập Đỏ, nói.
Ông Patrick Fuller, phát ngôn viên Chữ thập Đỏ, cho biết lở đất xuất hiện ở khu vực Tatopani, gần biên giới với Trung Quốc.
Theo Tổ chức Save the Children (Cứu Trẻ em), hai tòa nhà lớn trong khu vực Balaju Nayabaza ở thủ đô Kathmandu đã bị sập và nhiều vết nứt lớn xuất hiện trên các tòa nhà cao tầng khác.
Trận động đất hôm qua mạnh 7,3 độ Richter xảy ra trong bối cảnh Nepal đang bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất mạnh 7,8 độ Richter hôm 25/4. Thảm họa trước đó đã phá hủy hơn 300.000 ngôi nhà, làm hơn 8.000 người chết và ảnh hưởng tới 8,1 triệu người, tương đương hơn một phần tư dân số Nepal.
Vị trí hai trận động đất xảy ra ở Nepal hôm 25/4 và 12/5. (Đồ họa: CNN.)

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
