Hơn 5.000 con ốc sên được thả ở Thái Bình Dương để làm gì?
5.000 con ốc sên lớn lên tại các sở thú ở London, Scotland và bang Missouri (Mỹ) đã "bay" hơn 14.500km để trở về với tự nhiên ở Thái Bình Dương.
5.000 con ốc sên Partula có chiều dài dưới 2,5cm được thả xuống các đảo ở Thái Bình Dương. Chúng được sơn một chấm màu đỏ trên vỏ để phản chiếu tia cực tím, giúp các nhà bảo tồn có thể theo dõi tiến trình phát triển của chúng.
Những con ốc sên Partula được sơn một chấm màu đỏ trên vỏ để phản chiếu tia cực tím - (Ảnh: ZSL)
Những con ốc Partula "tuyệt chủng trong tự nhiên" này (còn gọi là ốc Polynesian tree) ăn mô và nấm của thực vật đang phân hủy. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của rừng.
Khi những con ốc sên đất khổng lồ châu Phi xâm chiếm một số hòn đảo ở Polynesia thuộc Pháp, loài ốc sên hồng được đưa đến đảo này để giải quyết vấn đề. Thật không may, những con ốc hồng lại săn lùng tiêu diệt những con ốc sên bản địa.
Đưa ốc sên Partula bản địa trở lại tự nhiên, chính quyền Polynesia hướng tới việc khôi phục cân bằng sinh thái ở những hòn đảo này.
Vào đầu những năm 1990, một số con ốc sên bản địa còn sống sót cuối cùng đã được giải cứu khỏi các đảo. Chúng được đưa về Sở thú London (Anh) và Edinburgh (Scotland) trong một chương trình nhân giống bảo tồn quốc tế, quy tụ 15 sở thú trên thế giới cùng tham gia.
Người phụ trách động vật không xương sống của Hiệp hội Động vật học London, ông Paul Pearce-Kell, cho biết: “Sau nhiều thập kỷ chăm sóc ốc sên trong các vườn thú bảo tồn, để chuẩn bị cho các hòn đảo đón chúng quay trở lại, chúng tôi nuôi chúng trong môi trường tự nhiên”.
Có tất cả 11 loài ốc sên Partula bản địa đã được cứu, bao gồm cả con cuối cùng được biết đến của loài Partula taeniata sumulans. Con ốc sên đơn độc này được đưa đến vườn thú Edinburgh vào năm 2010 và được nhân giống trở lại với hàng trăm con cháu.
Riêng loài Partula faba không may mắn như vậy. Có 9 con Partula faba tại Edinburgh không thể sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt và loài này đã tuyệt chủng vào năm 2016.
"Chúng tôi đã tái thả hơn 21.000 con ốc sên Partula đến các đảo, bao gồm 11 loài và phân loài Polynesian tree đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Năm 2023 này là đợt tái thả lớn nhất từ trước đến nay”, ông Pearce-Kell nói.

Những loài vật có khả năng "thành tinh" trên Trái đất
Trẻ mãi không già, mất đầu cũ - mọc đầu mới, trường sinh bất lão... là những khả năng có 1-0-2 của các loài động vật "sống dai" này.

Trò chơi tình dục trong thế giới động vật
Trong chuyện yêu đương, động vật hoang dã có cách thức riêng. Từ sư tử cái châu Phi quan hệ với nhiều con đực trước khi trao gửi trứng cho một gã nhất định, tới những con hải mã đực chơi bời với vài con cái cùng một lúc. Thế giới động vật tr&

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái
Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.
