Hơn 95% dân số thế giới phải hít thở không khí không an toàn

Viện nghiên cứu Tác động Sức khỏe HEI công bố báo cáo hàng năm về tình trạng ô nhiễm không khí. Theo đó, hơn 95% dân số thế giới đang hít thở bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh hô hấp hàng ngày.

Trước đó, báo cáo mới nhất từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm môi trường đã tước đi sinh mạng của hơn 6,1 triệu người mỗi năm, trong đó hơn 1,7 triệu nạn nhân là trẻ em dưới 5 tuổi.

Hơn 95% dân số thế giới phải hít thở không khí không an toàn và gánh nặng này đang đè nặng đối với các cộng đồng nghèo nhất. Cùng với đó, khoảng cách giữa các nước ít bị ô nhiễm nhất và ô nhiễm nhiều nhất đang tăng nhanh.

Các thành phố là nơi ở của phần lớn dân cư trên thế giới, nhưng cũng là nơi tạo ra bầu không khí không an toàn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, còn ở khu vực nông thôn, nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà thường do việc đốt nhiên liệu rắn. Trên toàn thế giới, cứ ba người thì có một người phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí tăng gấp đôi cả ở trong nhà và ngoài trời.


Trẻ em đi học phải đeo khẩu trang do ô nhiễm không khí ở Anh. (Ảnh: David Bagnall/Alamy).

Năm 2016, WHO đưa ra số liệu cho thấy khu vực Đông Nam Á và bờ Tây Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia... là những quốc gia bị ô nhiễm nặng nhất.

Một trong những mặt tệ hại nhất của không khí ô nhiễm đó là các phân tử nhỏ hơn 2,5 micrometre - gọi tắt là PM2.5 - vì chúng có thể đi vào phổi và hệ tuần hoàn. Một mét khối không khí chứa nhiều hơn 10 microgram PM2.5 được cho là dưới tiêu chuẩn.

Báo cáo của Viện Health Effects Institute của Mỹ đã sử dụng những phát hiện mới như dữ liệu vệ tinh và theo dõi tốt hơn để ước tính số người tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá mức được coi là an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Sự phơi nhiễm này đã khiến ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên toàn cầu, sau nguyên nhân cao huyết áp, chế độ ăn uống và hút thuốc, đồng thời là nguy cơ lớn nhất về sức khỏe liên quan đến môi trường.

Các chuyên gia ước tính rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí đã khiến hơn 6 triệu người trên toàn thế giới tử vong vào năm ngoái, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, đau tim, ung thư phổi và bệnh phổi mãn tính. Trong số hơn 6 triệu người trên, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn một nửa.

Phát thải từ giao thông vận tải ngày càng đáng lo ngại khi lượng giao thông đường bộ gia tăng. Nhiên liệu diesel là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí ở một số nước giàu, trong đó có Anh Quốc, nhưng ở các nước nghèo, tình trạng hư hỏng, già hóa của nhiều loại xe đồng nghĩa với việc động cơ chạy bằng xăng có thể gây hại cho đầu ra của họ, là nguyên nhân khiến hàng triệu người chết một năm.

Báo cáo của Viện Health Effects Institute của Mỹ đã củng cố lượng dữ liệu ngày càng tăng trong những năm gần đây cho thấy ô nhiễm không khí đang gia tăng và gây tử vong như thế nào. Nhiều dữ liệu đã có trong thập kỷ qua từ các vệ tinh và theo dõi tại chỗ, trong khi các nghiên cứu quy mô lớn cho thấy nhiều nguy cơ về sức khỏe do hít thở không khí ô nhiễm, dù không trực tiếp làm con người thiệt mạng nhưng hiện được cho là một trong những nguyên nhân gây tử vong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News