“Hòn đảo chết” - Nơi sự sống được tính từng ngày

Vũ trụ đã sử dụng bàn tay vô hình để tạo nên những kỳ quan tuyệt tác. Có nơi chúng ta khao khát muốn được chiêm ngưỡng dù chỉ một lần trong đời. Và cũng có những nơi mà bạn không bao giờ muốn đặt chân tới vì sự khắc nghiệt của nó, trong đó có đảo Miyakejima, hay còn được nhiều người gọi là "Hòn đảo chết".

Miyakejima là một hòn đảo thuộc quần đảo núi lửa Izu phía Đông Nam của Nhật Bản, đây là một trong những hòn đảo nguy hiểm chết người, vì nó nằm trong trung tâm hoạt động của ngọn núi lửa Oyama. Ngoài ra một lượng lớn khí lưu huỳnh hàng ngày vẫn âm thầm rò rỉ ra từ lòng đất do hoạt động của núi lửa, cũng ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khoẻ của mọi người dân sinh sống nơi đây.

“Hòn đảo chết” - Nơi sự sống được tính từng ngày
Miyakejima là một hòn đảo thuộc quần đảo núi lửa Izu phía Đông Nam của Nhật Bản.

Trong năm 2000, những bức ảnh chụp cảnh sinh hoạt đời thường của cư dân trên đảo Miyake-jima làm cho người ta liên tưởng đến những ngày tận thế. Toàn bộ người dân sống ở đảo, bất kể thời gian nào trong ngày họ đều phải đeo mặt nạ chống độc 24.7. Thậm chí trong lễ cưới thì cô dâu, chú rễ và mọi người tham dự cũng đều phải mang những chiếc mặt nạ ấy.

“Hòn đảo chết” - Nơi sự sống được tính từng ngày
Trong lễ cưới thì cô dâu, chú rễ và mọi người tham dự cũng đều phải mang những chiếc mặt nạ chống độc.

Vào tháng 6 năm 2000, ngọn núi lửa Oyama đã bất ngờ thức giấc và phun trào nham thạch. Lúc này toàn bộ dân cư trên đảo phải sơ tán khẩn cấp, và từ đó khu vực này đã bị nhiễm độc bởi các loại khí phun trào từ miệng núi lửa, chủ yếu là khí lưu huỳnh.

“Hòn đảo chết” - Nơi sự sống được tính từng ngày
Cuộc sống của những người dân nơi đây lúc nào cũng bị đặt trong tình trạng nguy hiểm báo động.

Năm 2005, khoảng 3.000 cư dân sinh sống trên đảo được cho phép trở lại để tái định cư. Mặc dù đã tạm thời ngủ yên, nhưng theo nghiên cứu thì núi lửa Oyama vẫn đang âm thầm hoạt động và có thể thức giấc bất cứ khi nào, nên cuộc sống của những người dân nơi đây lúc nào cũng bị đặt trong tình trạng nguy hiểm báo động.

“Hòn đảo chết” - Nơi sự sống được tính từng ngày
Nơi này trở thành một hòn đảo du lịch dành cho những người ưu thích mạo hiểm, khám phá.

Tuy nhiên, sự nguy hiểm lại càng khiến cho mọi người tò mò về sự khắc nghiệt của nó, vì thế hiện tại rất nhiều du khách tìm đến và nơi này trở thành một hòn đảo du lịch dành cho những người ưu thích mạo hiểm, khám phá.

“Hòn đảo chết” - Nơi sự sống được tính từng ngày
Tất cả khách du lịch đến đảo Miyakejima sẽ được cấp 1 chiếc mặt nạ phòng độc.

Tất cả khách du lịch đến đảo Miyakejima sẽ được cấp 1 chiếc mặt nạ phòng độc, và phải mang chúng trong suốt chuyến tham quan, có thể điều này hơi bất tiện và nếu không quen sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng điều đó là bắt buộc vì sự an toàn cho bản thân mọi người khi đến đây, thậm chí ngay cả những con vật trên đảo cũng được trang bị những chiếc mặt nạ để bảo vệ chúng.

“Hòn đảo chết” - Nơi sự sống được tính từng ngày
Con vật trên đảo cũng được trang bị những chiếc mặt nạ để bảo vệ chúng.

Nếu có cơ hội, bạn có muốn 1 lần khám phá "hòn đảo chết" này không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News