Hơn một nghìn con hồng hạc chết thảm do hạn hán liên miên ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hơn một nghìn con hồng hạc chết ngục bên hồ Tuz ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hai tuần qua do hạn hán liên miên trong khu vực.
Những con hồng hạc sinh sống nhiều ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chim hồng hạc được rất nhiều người yêu thích vì ngoại hình độc đáo. Bộ lông màu hồng đỏ trên cơ thể khiến chúng trở nên nổi bật trong thế giới loài chim. Thông tin hàng nghìn con chim hồng hạc chết thảm ở Thổ Nhĩ Kỳ làm đau lòng bất cứ ai từng bị vẻ ngoài, cách sinh hoạt của loài chim này mê hoặc.
Cảnh quay từ máy bay không người lái trên hồ Tuz, hồ nước mặn lớn ở tỉnh Konya, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy những con hồng hạc chết nằm la liệt, vùi trong lớp bùn khô.
Hồ Tuz là vùng đất sinh sản tự nhiên lớn nhất của hồng hạc, là nơi sinh sống của một đàn hồng hạc lớn, có tới 10.000 con hồng hạc được sinh ra hàng năm trong khu vực này.
Ban đầu, người ta nghi ngờ rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồng hạc chết hàng loạt là do hạn hán, kết quả của biến đổi khí hậu và phương pháp tưới tiêu nông nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Bekir Pakdemirli cho biết khoảng hơn 1.000 con chim đã chết nhưng phủ nhận nguyên nhân là do nông nghiệp.
Bekir Pakdemirli cho biết: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp nào giữa sự cố này và hệ thống tưới tiêu nông nghiệp". Theo ông, các biện pháp cần thiết đã được thực hiện nhưng không nêu ra chi tiết cụ thể.
Hơn một nghìn con chim hồng hạc chết thảm trên Hồ Tuz
Năm 2000, Hồ Tuz trở thành một khu vực được bảo vệ đặc biệt, nhằm mục đích bảo vệ sự đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.
Các nhà bảo vệ môi trường đổ lỗi cho các hoạt động canh tác cùng với biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến hạn hán, khiến nhu cầu nước trong khu vực vượt xa nguồn cung đến 30% vào năm ngoái.
Theo báo cáo do tổ chức môi trường Thổ Nhĩ Kỳ TEMA, vào năm 2020, trữ lượng nước hàng năm ở tỉnh miền trung gần Konya là 4,5 tỷ mét khối, trong khi mức tiêu thụ cần 6,5 tỷ mét khối.
Fahri Tunc, Nhà bảo vệ môi trường và nhiếp ảnh gia động vật hoang dã cho biết nguồn cung cấp nước từ một con kênh dẫn vào hồ Tuz đã được chuyển hướng để phục vụ mục đích canh tác.
Tunc cho biết năm nay chỉ có 5.000 quả trứng hồng hạc nở trong đàn và hầu hết hồng hạc con chết xuất phát từ nguyên nhân thiếu nước trên hồ khô một phần.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
