Hướng dẫn tiêm vaccine Mordena
Vắc-xin Covid-19 Moderna (mRNA-1273) do công ty Moderna (Mỹ) nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ mRNA để tạo ra miễn dịch với virus SARS – CoV-2.
Những điều cần biết khi tiêm vaccine Mordena
- Hiệu quả của vắc-xin và cách tiêm
- Người không thể tiêm chủng phòng ngừa
- Người cần lưu ý khi được tiêm chủng phòng ngừa
- Điểm lưu ý sau khi được tiêm chủng
- Về phản ứng phụ
- Về hệ thống trợ cấp cho các thương tổn sức khỏe do tiêm chủng phòng ngừa
- Về bệnh truyền nhiễm covid-19
- Đặc trưng của vắc-xin virus corona chủng mới tiêm chủng lần này (vắc-xin do công ty Takeda/Moderna sản xuất)
Cụ thể, đoạn mRNA mã hóa cho protein gai (spike protein) đặc hiệu của virus được bao bọc bởi một lớp vỏ lipid để tránh bị phân hủy bởi các enzym trong cơ thể sau khi tiêm. Tiếp đó, đoạn mRNA sẽ được nhận diện bởi các tế bào sao (dendritic cells) và đại thực bào là kháng nguyên lạ, từ đó kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất ra các tế bào miễn dịch lympho T và lympho B đặc hiệu với virus SARS – CoV-2. Đoạn mRNA của vắc-xin không gây tác động, ảnh hưởng nào đến hệ gene của người được tiêm vắc-xin.
Việc tiêm chủng vắc-xin này được chính phủ và các chính quyền địa phương cùng tổ chức trong khuôn khổ chuỗi dự án tiêm chủng vắc-xin ngừa covid-19 (SARS-CoV-2). Việc tiêm chủng vắc-xin này sẽ do ngân sách Nhà nước chi trả, người có nguyện vọng sẽ được tiêm chủng miễn phí. Lưu ý, vắc-xin này dành cho đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên.
Hiệu quả của vắc-xin và cách tiêm
Vắc-xin tiêm chủng lần này là vắc-xin do công ty Takeda/Moderna sản xuất. Vắc-xin này phòng ngừa phát bệnh truyền nhiễm covid-19.
Được biết, người được tiêm chủng vắc-xin này có tỷ lệ phát bệnh truyền nhiễm covid-19 thấp hơn người không tiêm. (Hiệu quả phòng ngừa phát bệnh được báo cáo là khoảng 94%).
- Thông thường hãy tiêm chủng mũi thứ 2 cách 4 tuần sau lần tiêm chủng mũi thứ 1. (Hãy tiêm mũi thứ 2 càng sớm càng tốt nếu đã tiêm mũi thứ nhất được hơn 4 tuần.)
- Đối với các trường hợp đã tiêm chủng vắc-xin này mũi thứ 1, nhất định phải tiêm vắc-xin này mũi thứ 2.
- Trong thử nghiệm lâm sàng, miễn dịch đầy đủ được xác nhận qua tiêm chủng vắc-xin này là 14 ngày trở đi sau khi được tiêm mũi thứ 2. Ở thời điểm hiện tại, hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm chưa được làm rõ. Dù đã tiêm chủng vắc-xin hay chưa thì vẫn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp.
Người không thể tiêm chủng phòng ngừa
Những người tương ứng với các trường hợp sau thì không được tiêm chủng vắc-xin này. Hãy thông báo cho bác sĩ khi chẩn khám trước khi tiêm chủng nếu nhận thấy tình trạng của bạn tương ứng với bất kỳ điều nào dưới đây.
- Người có biểu hiện sốt rõ rệt (*1)
- Người mắc bệnh cấp tính nghiêm trọng
- Người có tiền sử phản ứng mẫn cảm nghiêm trọng đối với thành phần của vắc-xin này (*2)
- Người không thuộc trường hợp trên nhưng trong tình trạng không phù hợp để tiêm chủng phòng ngừa.
(*1) Biểu hiện sốt rõ rệt thường chỉ thân nhiệt từ 37,5°C trở lên. Tuy nhiên, định nghĩa này không áp dụng cho các trường hợp vẫn được nhận định sốt sau khi so sánh với thân nhiệt khi bình thường, kể cả khi sốt dưới 37,5°C.
(*2) Sốc phản vệ, hoặc nhiều triệu chứng bệnh gây nghi ngờ sốc phản vệ như triệu chứng toàn thân trên da, niêm mạc, thở khò khè, khó thở, mạch đập nhanh, hạ huyết áp v.v.
Người cần lưu ý khi được tiêm chủng phòng ngừa
Người tương ứng với những nội dung sau thì cần lưu ý khi tiêm chủng vắc-xin này. Hãy thông báo cho bác sĩ khi chẩn khám trước khi tiêm chủng nếu nhận thấy tình trạng của bạn tương ứng với bất kỳ điều nào dưới đây.
- Người đang điều trị chống đông máu, người mắc chứng giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu
- Người trước đó từng được chẩn đoán bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc người có họ hàng gần bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh
- Người có bệnh lý nền như bệnh tim, thận, gan, bệnh về máu, rối loạn phát triển v.v.
- Người đã từng tiêm vắc-xin trước đó và gặp các triệu chứng nghi ngờ là dị ứng như sốt, phát ban toàn thân trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng phòng ngừa
- Người trước đây đã từng bị co giật
- Người có nguy cơ bị dị ứng với thành phần của vắc-xin này
- Người đang mang thai hoặc có khả năng đang mang thai, người đang cho con bú thì nhất định hãy thông báo với bác sĩ khi chẩn khám trước khi tiêm chủng.
Vắc-xin này có chứa chất phụ gia chưa từng được sử dụng trong các vắc-xin từ trước đến nay. Người trước đây từng bị chứng quá mẫn hoặc dị ứng do thuốc thì nhất định hãy thông báo với bác sĩ khi chẩn khám trước khi tiêm chủng.
Điểm lưu ý sau khi được tiêm chủng
- Sau khi được tiêm chủng vắc-xin này, bạn phải chờ ở cơ sở tiêm chủng 15 phút trở lên (người từng có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng kể cả sốc phản vệ và người từng cảm thấy khó chịu, bất tỉnh v.v. thì 30 phút trở lên), trường hợp cảm thấy bất thường trong cơ thể thì hãy nhanh chóng liên lạc với bác sĩ. (Có thể xử lý phản ứng phụ xảy ra bất ngờ. )
- Hãy giữ vệ sinh chỗ đã tiêm, đi tắm vào ngày tiêm chủng cũng không có vấn đề gì nhưng tránh chà xát chỗ đã tiêm.
- Có thể sinh hoạt bình thường nhưng tránh vận động quá mạnh hoặc uống rượu quá độ v.v.
Về phản ứng phụ
Phản ứng phụ chính là đau chỗ đã tiêm (*), đau đầu, đau xương khớp, cơ bắp, mỏi mệt, ớn lạnh, bị sốt v.v. Ngoài ra còn có sốc và sốc phản vệ như là phản ứng phụ nặng hiếm khi xảy ra.
Lưu ý, do là vắc-xin loại mới nên vắc-xin này có thể xuất hiện các triệu chứng chưa được làm sáng tỏ từ trước đến nay. Trường hợp công nhận triệu chứng đáng quan tâm sau khi tiêm chủng, hãy trao đổi với bác sĩ tiêm chủng hoặc bác sĩ thường đi khám.
(*) Nhiều người cảm thấy đau vào ngày hôm sau hơn là ngay sau khi tiêm chủng. Cũng có khi xảy ra cơn đau hoặc sưng v.v. sau khoảng 1 tuần sau tiêm chủng.
Về hệ thống trợ cấp cho các thương tổn sức khỏe do tiêm chủng phòng ngừa
Trong tiêm chủng phòng ngừa, có khi xảy ra các thương tổn về sức khỏe (mắc bệnh hoặc để lại các tổn hại). Tuy cực kỳ hiếm nhưng vì không thể loại trừ khả năng này nên chế độ trợ cấp đã được lập ra.
Ngay cả trường hợp phát sinh những thương tổn về sức khỏe do tiêm chủng phòng ngừa vắc-xin covid-19 cũng vẫn được hỗ trợ (trợ cấp chi phí y tế, lương hưu khuyết tật v.v.) căn cứ theo Luật Tiêm chủng Phòng ngừa. Hãy liên lạc với chính quyền địa phương nơi bạn cư trú để được tư vấn về các thủ tục cần thiết khi đăng ký.
Về bệnh truyền nhiễm covid-19
Khi phát bệnh truyền nhiễm do SARS-CoV-2 gây ra, có thể thấy những triệu chứng rất giống với bị cảm như sốt, ho v.v. Tuy có nhiều người tự khỏi trong tình trạng bệnh nhẹ, nhưng mặt khác, khi bệnh diễn biến nặng thì triệu chứng viêm phổi như khó thở v.v... trở nên xấu đi, thậm chí có trường hợp tử vong.
Đặc trưng của vắc-xin virus corona chủng mới tiêm chủng lần này (vắc-xin do công ty Takeda/Moderna sản xuất)
Vắc-xin này là vắc-xin messenger RNA (mRNA), là một sản phẩm trong đó mRNA đóng vai trò như bản thiết kế của protein spike (protein gai, loại protein cần thiết để virus xâm nhập vào tế bào cơ thể người) của SARS-CoV-2, được bao bọc trong một màng chất béo (lipid). Người ta cho rằng khi mRNA được đưa vào trong tế bào của cơ thể người bằng cách tiêm chủng vắc-xin này, protein gai của virus được sinh ra trong tế bào dựa trên mRNA này và nhờ được dẫn dắt sản sinh kháng thể trung hòa đối với protein gai và đáp ứng miễn dịch tế bào có thể phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do SARS-CoV-2.
Vắc-xin này có chứa các thành phần sau đây.