Hươu cao cổ có chiếc cổ xoắn khác thường

Con hươu cao cổ trong vườn quốc gia Kruger có thể sống sót sau khi bị gãy cổ hoặc mắc chứng vẹo cổ nặng.

Một con hươu cao cổ nhỏ tuổi với chiếc cổ dường như gãy gập được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi, Live Science hôm 23/7 đưa tin. Các nhà nghiên cứu hầu như không biết gì về con vật dị dạng này, bao gồm nó bị thương nặng như thế nào hay có thể sống sót bao lâu. Blogger du lịch Lynn Scott chụp ảnh con hươu cao cổ trong một tour tham quan động vật hoang dã ở khu bảo tồn tư nhân tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Theo Scott, người làm việc ở khu bảo tồn, cho biết con vật đứng bất động ở thời điểm chụp ảnh và cử động rất ít. Tuy nhiên, người dẫn tour không quan tâm lắm đến tình trạng kém hoạt bát của nó.

Hươu cao cổ có chiếc cổ xoắn khác thường
Con hươu cao cổ có chiếc cổ dị dạng. (Ảnh: Lynn Scott)

Một số bình luận dưới bức ảnh cho rằng con hươu bị gãy cổ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh chưa có đủ bằng chứng ủng hộ giả thuyết này. "Nó rõ ràng có một chiếc cổ rất xoắn", Sara Ferguson, bác sĩ thú y kiêm điều phối viên bảo tồn ở tổ chức phi chính phủ Giraffe Conservation Foundation, nhận xét. "Tuy nhiên, do không có phim chụp X-quang để chứng minh xương gãy, chúng tôi suy đoán con hươu cao cổ mắc chứng vẹo cổ nặng".

Chứng vẹo cổ là hội chứng khiến đầu bị xoắn và nghiêng ở góc độ kỳ lạ, theo Johns Hopkins Medicine. Chứng bệnh này có thể bẩm sinh hoặc mắc phải khi lớn thông qua một số nguyên nhân, bao gồm ngủ sai tư thế, thoát vị đĩa đệm, teo cơ và nhiễm khuẩn cột sống. Ở hươu cao cổ, chứng vẹo cổ đặc biệt dễ nhận biết do chiếc cổ dài của loài này. Tương tự con người, chứng vẹo cổ ở hươu cao cổ đến từ nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn cột sống và gãy xương.

Trước đây, Ferguson từng bắt gặp chứng vẹo cổ ở hươu cao cổ trong vườn thú và vài lần trong tự nhiên ở Zambia, Kenya và Uganda. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ chứng kiến trường hợp nghiêm trọng như vậy và không biết chắc nguyên nhân. Trong quá khứ, một số con hươu cao cổ hoang dã sống sót với chiếc cổ gãy. Ví dụ, năm 2015, nhiếp ảnh gia trông thấy một con hươu cao cổ đực với chiếc cổ gãy gập tương tự ở vườn quốc gia Serengeti tại Tanzania. Nó bị gãy cổ trong cuộc chiến với con đực khác trước đó 5 năm.

Con hươu cao cổ ở vườn quốc gia Kruger có thể bị thương trong lúc chiến đấu. Hươu cao cổ thường quất mạnh và đập đầu vào nhau để giành quyền thống trị và gây ấn tượng với con cái. Tuy nhiên, dựa trên ảnh chụp, con hươu cao cổ này nhiều khả năng chưa trưởng thành, do đó còn quá nhỏ để sinh sản. Nó cũng có thể là con đực hoặc con cái bởi rất khó xác định giới tính của hươu cao cổ ở độ tuổi này. Ferguson không rõ con hươu cao cổ có thể hồi phục thương tích hay vết thương ảnh hưởng như thế nào tới tuổi thọ của nó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là loại lợn sạch nhất thế giới chuyên dùng để lấy tạng

Đây là loại lợn sạch nhất thế giới chuyên dùng để lấy tạng

United Therapeutics và công ty con United Therapeutics đang vận hành cơ sở nuôi lợn biến đổi gene để cung cấp nguồn nội tạng cấy ghép giúp cứu sống nhiều sinh mạng trong tương lai.

Đăng ngày: 25/07/2024
Trai vằn xâm lấn xuất hiện trên sông Mỹ

Trai vằn xâm lấn xuất hiện trên sông Mỹ

Ấu trùng trai vằn, loài nước ngọt sinh sản nhanh đến từ miền nam Nga và Ukraine, được phát hiện trên sông Colorado, đe dọa hệ sinh thái bản địa.

Đăng ngày: 25/07/2024
Đây chính là con chim sống thọ nhất thế giới

Đây chính là con chim sống thọ nhất thế giới

Khi con vẹt mào Cocky Bennett ở Sydney, Australia, chết năm 1916, nó đã đạt tới độ tuổi mà phần lớn mọi người chỉ có thể mơ ước.

Đăng ngày: 24/07/2024
Số loài động vật tuyệt chủng do con người

Số loài động vật tuyệt chủng do con người

Các nhà khoa học không thể trả lời chính xác có bao nhiêu loài động vật bị con người đẩy tới bờ tuyệt chủng, tuy nhiên, số lượng có thể lên tới hàng trăm loài.

Đăng ngày: 23/07/2024
Sự thật và khoa học về lời đồn: Con la mang thai!

Sự thật và khoa học về lời đồn: Con la mang thai!

Có nhiều tin đồn và quan niệm mê tín liên quan đến việc con la mang thai.

Đăng ngày: 23/07/2024
Nhật Bản lo ngại ốc sên tuyệt chủng

Nhật Bản lo ngại ốc sên tuyệt chủng

Theo phóng viên tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng ngày càng ít ốc sên xuất hiện vào mùa mưa ở nước này khi diện tích các khu vực khô hạn và đô thị tăng lên.

Đăng ngày: 22/07/2024
Cuộc di cư vĩ đại: Hành trình sinh tồn của ngựa vằn và sự tương trợ bất ngờ đến từ hà mã

Cuộc di cư vĩ đại: Hành trình sinh tồn của ngựa vằn và sự tương trợ bất ngờ đến từ hà mã

Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10, một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ vĩ nhất hành tinh diễn ra tại châu Phi: cuộc di cư vĩ đại.

Đăng ngày: 22/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News