Indonesia lai tạo muỗi "tốt" chống lại bệnh sốt xuất huyết

Wolbachia là một loại vi khuẩn phổ biến xuất hiện ở 60% các loài côn trùng, bao gồm một số loài muỗi, ruồi giấm, bướm đêm và chuồn chuồn. Tuy nhiên, Wolbachia không được tìm thấy ở muỗi Aedes aegypti, hay còn gọi là muỗi vằn, mang virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Indonesia lai tạo muỗi tốt chống lại bệnh sốt xuất huyết
Trứng của muỗi Wolbachia trong xô ấp trứng ở Yogyakarta, Indonesia. (Ảnh: Reuters).

“Chúng tôi đang nhân giống những con muỗi "tốt". Muỗi mang virus gây bệnh sốt xuất huyết sẽ giao phối với muỗi mang vi khuẩn Wolbachia. Điều này sẽ tạo ra muỗi Wolbachia, một loại muỗi ‘tốt’. Vì vậy, dù chúng có đốt người cũng không gây ảnh hưởng gì”, Purwanti, nhà nghiên cứu tại tổ chức phi lợi nhuận Chương trình Muỗi Thế giới (WMP), cho biết.

Kể từ năm 2017, một nghiên cứu chung do WMP thực hiện tại Đại học Monash của Australia và Đại học Gadjah Mada của Indonesia đã thả muỗi Wolbachia được lai tạo trong phòng thí nghiệm vào một số “điểm nóng” của bệnh sốt xuất huyết ở thành phố Yogyakarta, Indonesia.

Kết quả thử nghiệm do Tạp chí Y học New England công bố vào tháng 6 cho thấy, việc triển khai muỗi mang vi khuẩn Wolbachia đã giảm 77% số ca sốt xuất huyết và 86% số ca nhập viện do căn bệnh này.

“Chúng tôi tin tưởng vào công nghệ này, đặc biệt tại những khu vực mà muỗi Aedes aegypti là nhân tố gây bệnh cao nhất”, Adi Utarini, trưởng nhóm nghiên cứu của WMP, nói với Reuters.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca sốt xuất huyết trên toàn cầu đã gia tăng nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây, với khoảng 50% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Ước tính mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 100-400 triệu ca sốt xuất huyết.

“Cả ba người con của tôi đều bị sốt xuất huyết và phải nhập viện. Tôi đang tìm cách để giữ cho nơi sinh sống của mình sạch sẽ”, Sri Purwaningsih, 62 tuổi, người tình nguyện tham gia chương trình WMP, cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đàn ong mật 30.000 con làm tổ trong tường nhà

Đàn ong mật 30.000 con làm tổ trong tường nhà

Một thợ nuôi ong được gọi tới để giải cứu tổ ong mật sinh sống trong tường nhà cư dân ở Lancashire.

Đăng ngày: 01/11/2021
Hoa nở rộ trên sa mạc khô cằn nhất hành tinh

Hoa nở rộ trên sa mạc khô cằn nhất hành tinh

Những tuần gần đây, cồn cát ở Atacama, Chile, sa mạc khô cằn nhất thế giới, một lần nữa được tắm trong màu sắc rực rỡ khi hoa nở, bất chấp hạn hán dai dẳng.

Đăng ngày: 31/10/2021
Bạn nghĩ đây là một con ong bắp cày khổng lồ? Ồ không đâu, thực chất đây chỉ là một loài bướm đêm

Bạn nghĩ đây là một con ong bắp cày khổng lồ? Ồ không đâu, thực chất đây chỉ là một loài bướm đêm

Bướm đêm Hornet Châu Âu - bướm đêm ong bắp cày (Sesia apiformis) thoạt nhìn trông rất đáng sợ, và sự giống nhau đến kỳ lạ của nó với một con ong bắp cày khổng lồ chỉ là một cách ngụy trang phức tạp nhằm ngăn chặn những kẻ săn mồi.

Đăng ngày: 27/10/2021
Có phải cây phát triển nhanh hơn nhờ động đất?

Có phải cây phát triển nhanh hơn nhờ động đất?

Theo nghiên cứu gần đây, các trận động đất có thể đã giúp cây cối trong thung lũng phát triển nhiều hơn.

Đăng ngày: 26/10/2021

"Lạnh gáy" cảnh bọ ngựa cái nhai đầu bạn tình khi đang giao phối

Cái giá phải trả cho " cuộc tình" của bọ ngựa thường rất đau khổ đối với con đực.

Đăng ngày: 23/10/2021
Khám phá đại lộ nổi tiếng với loài cây khổng lồ có thể sống tới 3000 tuổi

Khám phá đại lộ nổi tiếng với loài cây khổng lồ có thể sống tới 3000 tuổi

Ở đảo quốc Madagascar có một con đường nổi tiếng và thu hút khách du lịch vì có nhiều cây bao báp đẹp ấn tượng.

Đăng ngày: 21/10/2021
Dầu mỏ làm nhiên liệu có thể sớm bị thay thế bởi loại cây trồng này

Dầu mỏ làm nhiên liệu có thể sớm bị thay thế bởi loại cây trồng này

Một giống cây cải sắp được sử dụng để thay thế dầu mỏ làm nhiên liệu phản lực, có khả năng giảm tới 68% lượng khí thải.

Đăng ngày: 19/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News