Indonesia phóng một vệ tinh tự chế tạo Lapan A2 lên quỹ đạo
Giới chức Indonesia cho biết ngày 28/9 nước này đã phóng một vệ tinh chế tạo trong nước mang tên Lapan A2 từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan (ISRO) của Ấn Độ.
Indonesia phóng vệ tinh tự tạo lên quỹ đạo
Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu hàng không vũ trụ quốc gia Indonesia (LAPAN) Thomas Djamaluddin cho biết vệ tinh Lapan A2 nguyên bản được các kỹ sư và bộ phận chức năng của LAPAN chế tạo, trong tương lai, Indonesia dự định có thể tự sản xuất tên lửa đẩy để phóng các vệ tinh của nước này.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo nơi sản xuất vệ tinh LAPAN A2. (Nguồn: Tempo).
Theo ông Thomas, vệ tinh Lapan A2 nặng 78kg, sẽ bay quanh quỹ đạo ở độ cao 650km tính từ bề mặt Trái Đất, mỗi ngày vệ tinh Lapan A2 sẽ bay qua Indonesia 14 lần.
Vệ tinh được sử dụng để quan sát di chuyển của các tàu thuyền, hỗ trợ hoạt động cứu hộ hàng hải và khảo sát các nguồn thuỷ hải sản.
Vệ tinh được trang bị hệ thống nhận dạng tự động (AIS) để định vị các tàu thuyền đi qua vùng biển thuộc chủ quyền của Indonesia và có thể giám sát khu vực rộng hàng nghìn km2; các thiết bị như máy ảnh, máy quay kỹ thuật số có thể ghi lại hình ảnh Trái Đất từ quỹ đạo.
Ông Thomas cũng cho biết, hoạt động di chuyển của vệ tinh sẽ được giao cho cơ quan chức năng ở Rancabungur, tỉnh Bogor, phía Tây của đảo Java kiểm soát.
Trước đó, năm 2007, Indonesia đã phóng vệ tinh Lapan A1, hiện tại vệ tinh này vẫn trong quỹ đạo ở độ cao 630km từ bề mặt Trái Đất, tuy nhiên nó đã hết hạn hoạt động từ năm 2013.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
