Iran phóng 3 vệ tinh trong 6 tháng tới
Iran đang có kế hoạch phóng ba vệ tinh tự chế tạo lên quỹ đạo trong vòng sáu tháng tới, một quan chức cấp cao trong ngành hàng không vũ trụ Iran nói với Press TV hôm 10/10.
Phó giám đốc Cơ quan Vũ trụ Iran (ISA) Hamid Fazeli cho biết, ba vệ tinh là Tadbir, Nahid và Sharif sẽ được đưa lên quỹ đạo trước khi kết thúc năm hiện tại theo lịch của Iran, tức vào ngày 20/3 tới.
Ngoài ra, Hamid Fazeli cũng bày tỏ hy vọng tàu vũ trụ Pishgam-2 mang theo sinh vật cũng sẽ sớm được nước Cộng hòa Hồi giáo đưa vào không gian.
Đợt phóng tàu vũ trụ đưa khỉ vào không gian hồi tháng 1 qua của Iran - (Ảnh: AFP)
Hồi giữa tháng 9 qua, IRNA dẫn lời một quan chức cấp cao của chương trình vũ trụ Iran từng cho biết, con tàu vũ trụ tiếp theo của nước này có thể sẽ mang theo một con mèo giống Ba Tư. Ông này nói rằng, đợt phóng tàu vũ trụ sắp tới có khả năng diễn ra vào cuối năm hiện tại theo lịch của Iran.
Được biết, Iran phóng vệ tinh tự chế tạo đầu tiên mang tên Omid (Hy vọng) vào quỹ đạo trong năm 2009, trong nỗ lực trở thành quốc gia thứ chín có khả năng tự phóng vệ tinh.
Tiếp đó, trong năm 2010, giới chức Iran tuyên bố nước này đã đưa một con chuột, hai con rùa và một con sâu trên một chuyến bay vũ trụ bằng tên lửa Kavoshagar-3.
Hồi cuối tháng 1 qua, Iran cũng thông báo, một con khỉ tên Pishgam (hay "Kẻ tiên phong") đã được đưa lên không gian đến độ cao 120km rồi trở về an toàn trong chuyến bay kéo dài 20 phút.
Đây những bước chuẩn bị của Tehran nhắm đến mục tiêu đưa người lên không gian vào năm 2018 và trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ vũ trụ trong thế giới Hồi giáo.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
