Iran phóng vệ tinh khi căng thẳng đang gia tăng
AFP dẫn tin của hãng thông tấn chính thức Iran IRNA cho biết nước này 3/2 đã phóng thành công vệ tinh quan sát vào quỹ đạo trái đất vào ngày 3/2, và đây là lần phóng vệ tinh thứ ba của Iran từ năm 2009.
"Vệ tinh Navid đã được phóng thành công... vệ tinh sẽ được phóng vào quỹ đạo ở độ cao từ 250 đến 370km", người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ của Iran, ông Hamid Fazeli cho hay.
Theo AFP, vệ tinh nặng 50kg sẽ ở lại quỹ đạo 18 tháng và cứ 90 phút lại gửi các hình ảnh về trung tâm. Công tác chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh này đã kéo dài trong 2 năm.
Truyền thông Iran cho biết Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad cũng đã tham dự lễ phóng vệ tinh và phát biểu: "Đây là sự khởi đầu cho thành quả lao động lớn lao... giữ lời hứa của tình đoàn kết cho cả nhân loại".
Đây là vệ tinh tự tạo thứ ba của Iran được phóng lên quỹ đạo sử dụng tên lửa Safir. Hai lần phóng trước đây là vào tháng 2/2009 và tháng 7/2011. Ở hai lần đó, các vệ tinh đều ở lại quỹ đạo 2-3 tháng.
Theo AFP, chương trình vũ trụ của Iran gây quan ngại cho các nước phương Tây, lo lắng Iran sẽ sử dụng công nghệ này để phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Việc phóng vệ tinh Navid được thực hiện đúng dịp kỷ niệm cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, cũng như trong bối cảnh gia tăng căng thẳng về chương trình hạt nhân của nước này, giữa nước này với Mỹ và Israel.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
