ISS sẽ "yên nghỉ" trong lòng Thái Bình Dương

Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ được cho "yên nghỉ" trong lòng Thái Bình Dương, sau khi kết thúc sứ mệnh nghiên cứu khoa học của nó vào năm 2020, AFP dẫn thông tin từ Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho biết.

"Sau khi kết thúc sứ mệnh nghiên cứu của mình, ISS sẽ bị đánh chìm xuống biển. Nó không thể tồn tại trong quỹ đạo do có khối lượng quá lớn và phức tạp, sẽ tạo ra nhiều rác trong không gian", Phó giám đốc Roscosmos Vitaly Davydov nói trong hôm 27.7.


Trạm Vũ trụ quốc tế sẽ kết thúc hoạt động vào năm 2020 -
Ảnh: AFP

Ông Davydov cho biết, hiện Nga và các đối tác đã đồng ý việc ngừng hoạt động của trạm vũ trụ trị giá 100 tỉ USD này vào năm 2020. Ngoài ra, ông này cũng cho biết, "có nhiều khả năng" sẽ có một trạm vũ trụ mới được xây dựng sau đó để thay thế ISS.

Như vậy, trong năm 2020, ISS sẽ đi theo "người tiền nhiệm" của nó là Trạm vũ trụ Mir của Nga để kết thúc "cuộc đời" của mình trong lòng Thái Bình Dương. Hồi năm 2001, sau 15 năm hoạt động, trạm Mir cũng được Nga nhấn chìm trong "nghĩa trang tàu vũ trụ", gần đảo Christmas ở Thái Bình Dương.

Được biết, ISS ra đời từ thỏa thuận hợp tác của năm cơ quan không gian thuộc Mỹ, Nga, Nhật, Canada và châu Âu. Nó được bắt đầu xây dựng vào năm 1998 và hoàn tất cách đây một tuần sau khi kết thúc sứ mệnh cuối cùng của tàu Atlantis, và cũng là sứ mệnh khép lại chương trình tàu con thoi của Mỹ kéo dài 30 năm.

Theo dự kiến ban đầu, ISS sẽ phục vụ các cuộc nghiên cứu khoa học cho đến năm 2016. Tuy nhiên, sau đó nó đã được kéo dài thời gian phục vụ đến năm 2020.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News