Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome
Chính phủ Italy đang lên kế hoạch tiêu diệt quần thể lợn rừng hoành hành ở Rome sau khi phát hiện một cá thể mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.
(Video: Wanted in Rome)
Ở quanh Rome, không hiếm gặp cảnh những con lợn rừng lông lá chạy qua thùng rác hoặc lang thang trên phố. Dù phần lớn người dân đã tự điều chỉnh để chung sống với lợn rừng, tình huống đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Một số con vật giờ đây mang bệnh truyền nhiễm và khiến nhiều người dân bị thương.
Chính phủ Italy đang lên kế hoạch tiêu diệt quần thể lợn rừng sau khi ít nhất một cá thể bị phát hiện dương tính với dịch tả lợn châu Phi trong khu bảo tồn tự nhiên Insugherata trong tuần này. Hai con lợn khác ở cùng khu vực nhiều khả năng cũng dương tính. Dịch bệnh này không đe dọa con người. Nhưng điều đó không có nghĩa họ an toàn trước lợn rừng. Trong những tháng gần đây, nhà chức trách ghi nhận nhiều báo cáo lợn tấn công người. Ở vài nơi phía bắc của Rome, thành phố cấm dã ngoại ngoài trời và một số khu phố thậm chí áp dụng lệnh giới nghiêm để ngăn lợn tiếp xúc với con người.
Đàn lợn rừng ngang nhiên đi giữa thành phố.
Đây là lần đầu tiên dịch tả lợn châu Phi được ghi nhận ở lợn rừng gần thủ đô Rome. Khoảng 2,3 triệu con lợn rừng lang thang quanh Italy, 20.000 con sống ở Rome. Dù dịch tả lợn châu Phi không truyền sang người, bệnh này có thể lây nhiễm sang lợn thương mại nuôi để lấy thịt.
Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng, động vật bản xứ ở châu Âu và châu Á. Các nhà nghiên cứu cho biết quần thể lợn rừng đã tăng lên trong vài thập kỷ qua do tốc độ sinh sản cao và thiếu động vật săn mồi, kết hợp với tác động của biến đổi khí hậu, nỗ lực tái trồng rừng và hoạt động săn bắn giảm bớt. Ngoài đe dọa những nhà chăn nuôi gia súc, lợn rừng cũng làm cư dân bị thương. Marta Santangelo bị một con lợn mẹ và 7 con non tấn công khi dắt chó đi dạo và đổ rác vào 11 giờ tối. Dù Santangelo cố gắng bỏ chạy, cô bị vấp ngã và con lợn rừng nhắm vào đầu cô. Một người qua đường đã chở Santangelo tới bệnh viện để điều trị các vết thương nhẹ.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
