Kazakhstan ngăn cản Nga phóng vệ tinh
Chính quyền Kazakhstan ngăn cản ba vụ phóng vệ tinh nhân tạo của Nga tại sân bay vũ trụ Baikonur do hai nước chưa tìm được tiếng nói chung về khu vực mà các tầng tên lửa đẩy sẽ rơi xuống.
Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) dự định phóng 7 vệ tinh lên quỹ đạo vào ngày 23/5, 7/6 và một ngày trong tháng 8 từ sân bay vũ trụ Baikonur trên lãnh thổ Kazakhstan. Theo kế hoạch của Roscosmos, các tầng của tên lửa Soyuz sẽ rơi xuống một khu vực ở phía bắc Kazakhstan. Nhưng các vụ phóng bị hoãn do Astana cho rằng hai nước phải ký một thỏa thuận bổ sung về việc để các bộ phận của tên lửa rơi xuống khu vực này, nhật báo Kommersant và hãng thông tấn Interfax đưa tin.
Một vụ phóng phi thuyền Soyuz của Nga tại sân bay vũ trụ Baikonur.
“Do bất đồng đó mà chúng tôi không thể phóng vệ tinh của Nga, đồng thời cũng không thực hiện được các cam kết quốc tế”, một quan chức của Roscosmos nói với Kommersant.
Roscosmos chưa công bố thông tin về việc họ sẽ phóng 7 vệ tinh bằng cách nào. Ngoài ra phía Kazakhstan cũng không nói họ muốn ngăn chặn các vụ phóng tàu vũ trụ mang theo người từ sân bay Baikonur hay không. Trong những vụ phóng tàu có người, các tầng của tên lửa Soyuz rơi xuống một khu vực khác.
Kommersant nhận định rằng, một trong những lý do khiến bất đồng phát sinh là Nga đang xây một sân bay vũ trụ mới ở vùng Viễn Đông. Sau khi quá trình xây dựng hoàn tất, Moscow có thể không cần tới sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan nữa. Trong khi hợp đồng sử dụng sân bay vũ trụ Baikonur giữa hai nước kéo dài tới tận năm 2050, với mức thuê hàng năm là 115 triệu USD.
Baikonur là sân bay vũ trụ mà Liên Xô cũ xây tại Kazakhstan. Từ Baikonur, phi hành gia Yuri Gagarin đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ trong năm 1961. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga thừa kế quyền kiểm soát Baikonur theo một thỏa thuận với Kazakhstan.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
