Kế hoạch chinh phục sao Kim của con người

Sao Kim có nhiệt độ trung bình trên bề mặt khoảng 462 độ C, có nhiều khí độc hại, và áp suất khí quyển lớn có thể đè nát con người.

Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra một số kế hoạch khá khả thi để sống trên hành tinh này.

Ở độ cao khoảng 50km so với bề mặt sao Kim có một vùng không gian với lực hấp dẫn, áp suất và được bảo vệ khỏi bức xạ Mặt trời tương tự như Trái đất. Nhiệt độ ở đây khoảng 30-50 độ C, khá phù hợp cho con người sinh sống.

Kế hoạch chinh phục sao Kim của con người
Sao Kim có một vùng không gian khá phù hợp cho con người sinh sống.

Năm 2015, NASA thông báo kế hoạch HAVOC nhằm khám phá vùng không gian này. Hai phi hành gia sẽ được đưa đến vùng khí quyển trên cao của sao Kim, lở lửng trong tàu vũ trụ trên những đám mây.

Chuyến đi đầu tiên kéo dài 30 ngày và có thể giúp chinh phục vùng không gian này trong tương lai, nghĩa là xây dựng các thành phố lơ lửng. Khi đó con người không cần đến bộ đồ điều áp hay tấm chắn bức xạ Mặt trời nếu muốn bước ra ngoài. Nhưng chúng ta vẫn cần oxy và đồ bảo vệ khỏi mưa axit trên sao Kim.

Các chất carbon, hydro, oxy, nitơ và lưu huỳnh trong khí quyển có thể dùng tạo ra không khí, phân bón cho cây trồng, thậm chí là cả nước.

Vậy thành phố lơ lửng sẽ lấy năng lượng từ đâu?

Thành phố được tranh bị bởi nhiều tấm quang năng khổng lồ để tận dụng năng lượng Mặt trời. Ngoài ra, carbon trong khí quyển có thể được dùng để sản xuất điện nhờ thiết bị siêu dẫn từ graphene hoặc kỹ thuật quang hợp nhân tạo.

Người dân tại đây có thể dần dần cải tạo sao Kim và chinh phục bề mặt hành tinh này với công nghệ tiên tiến, nhưng sẽ mất một thời gian dài.

Một số người đưa ra ý tưởng làm ngập khu vực bên dưới, tạo ra đại dương bao phủ 80% hành tinh này.

Một số khác lại gợi ý tấn công sao Kim bằng vật thể lớn để làm nó quanh nhanh hơn, ấm lên và thay đổi khí quyển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Tiết lộ sửng sốt về công nghệ nhận diện thiên hà vũ trụ

Tiết lộ sửng sốt về công nghệ nhận diện thiên hà vũ trụ

Thiên hà là đối tượng thiên văn khá phức tạp, thay đổi phát triển qua hàng tỷ năm và hình ảnh của các thiên hà có thể chỉ cung cấp ảnh chụp nhanh kịp thời.

Đăng ngày: 30/05/2018
Nhầm đầu đạn tên lửa Trường Chinh 4C là vật thể bay không xác định

Nhầm đầu đạn tên lửa Trường Chinh 4C là vật thể bay không xác định

Ngay sau đó, các cơ quan chức năng Trung Quốc khẳng định, vật thể bay không xác định đó là phần đầu của tên lửa Trường Chinh 4C được dùng để phóng vệ tinh chuyển tiếp vào quỹ đạo.

Đăng ngày: 29/05/2018
Động cơ warp drive - động cơ giúp

Động cơ warp drive - động cơ giúp "nhảy" thẳng đến hành tinh khác có thật hay không?

Động cơ warp – Warp drive là động cơ đẩy tàu vũ trụ tưởng tượng cho phép ta có thể du hành nhanh hơn ánh sáng (FTL – faster-than-light), có thể thấy rõ nhất là trong series phim Star Trek.

Đăng ngày: 29/05/2018
Thông điệp của NASA dễ khiến người ngoài hành tinh hiểu nhầm

Thông điệp của NASA dễ khiến người ngoài hành tinh hiểu nhầm

Đĩa ghi vàng (Golden Record), được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ phóng vào vũ trụ năm 1977, có thể mang tới thông điệp hoàn toàn khác cho người ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 28/05/2018
Siêu tân tinh có thể gây đại tuyệt chủng 2,5 triệu năm trước

Siêu tân tinh có thể gây đại tuyệt chủng 2,5 triệu năm trước

Giới khoa học cho rằng, Trái Đất đang trải qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu do hoạt động của con người.

Đăng ngày: 28/05/2018
Trung tâm của vũ trụ nằm ở đâu?

Trung tâm của vũ trụ nằm ở đâu?

Trong thực tế, vũ trụ không có trung tâm. Kể từ khi Vụ Nổ Lớn xảy ra vào 13,7 tỷ năm trước, vũ trụ đã không ngừng được mở rộng.

Đăng ngày: 26/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News