Kế hoạch giải cứu phi hành gia của NASA trong trường hợp khẩn cấp

NASA sẽ mang đến cải tiến cho hệ thống thoát hiểm khẩn cấp bằng đường dây cáp trong sứ mệnh Artemis 2.

Lịch sử Hệ thống thoát hiểm khi phóng của NASA

Kể từ khi NASA bắt đầu đưa phi hành gia vào không gian, cơ quan này đã dựa vào các hệ thống khẩn cấp để phi hành gia có thể rời khỏi bệ phóng một cách an toàn và thoát khỏi nguy hiểm trong trường hợp khẩn cấp không mong muốn xảy ra trong quá trình đếm ngược.

Kế
Cabin thoát hiểm khẩn cấp bằng cáp treo được sử dụng lần đầu tiên trong sứ mệnh Artemis 2 (Ảnh: NASA).

Trong các chương trình Mercury (1959-1963) và Gemini (1965-1966), NASA đã sử dụng hệ thống thoát hiểm phóng trên tàu vũ trụ để phi hành đoàn có thể sơ tán an toàn nếu cần.

Mặc dù các hệ thống này vẫn được sử dụng cho tàu vũ trụ ngày nay, song các tuyến đường khẩn cấp trên mặt đất đã được áp dụng bổ sung, kể từ các sứ mệnh Apollo.

Điều này nhằm giải cứu không chỉ phi hành đoàn mà còn bao gồm tất cả nhân sự còn lại ở bệ phóng trong trường hợp xảy ra sự cố.

Mặc dù hệ thống đã thay đổi theo thời gian và mỗi bệ phóng khác nhau sử dụng hệ thống thoát hiểm khác nhau, nhưng mục tiêu chung là vẫn đảm bảo đưa người nhanh chóng rời khỏi bệ phóng và đến nơi an toàn.

Công nghệ thoát hiểm tiên tiến được áp dụng trong sứ mệnh Artemis 2

Kế hoạch giải cứu phi hành gia của NASA trong trường hợp khẩn cấp
4 cabin thoát hiểm khẩn cấp dành cho phi hành gia sứ mệnh Artemis 2 tại Khu phức hợp Phóng 39B, Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida (Ảnh: NASA).

Kể từ sứ mệnh Artemis 2, dự kiến được triển khai vào tháng 9/2025, chương trình Hệ thống Mặt đất Thăm dò (EGS) tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ) sẽ sử dụng cáp ray kết nối bệ phóng di động với khu vực chu vi của bệ phóng.

Hệ thống này gồm 4 khoang cabin cứu hộ, với kích thước tương tự như một chiếc SUV nhỏ, đặt ở vị trí gần cửa, nơi phi hành đoàn bước vào tàu vũ trụ.

Mục đích của chúng là mang đến một phương tiện thoát hiểm cần thiết cho phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp.

Mỗi cabin được gắn vào một đường dây cáp chịu lực dài hơn 400 mét, được thiết kế để chở tối đa 5 người, với trọng lượng tối đa là 680 kg.

Các phi hành đoàn sẽ trượt theo hệ thống cáp treo, di chuyển đến chu vi bệ phóng hoặc khu vực cuối bệ phóng, nơi họ có được sự bảo vệ từ đội ứng phó khẩn cấp.

Kế hoạch giải cứu phi hành gia của NASA trong trường hợp khẩn cấp
Sơ đồ mô phỏng cách thức hoạt động của cabin cứu hộ (Ảnh: NASA).

Theo ông Charlie Blackwell-Thompson, Giám đốc sứ mệnh Artemis, việc xây dựng hệ thống thoát hiểm mới chứng minh khả năng ứng phó thoát hiểm khẩn cấp của NASA trong mọi tình huống có thể xảy ra.

"Mục tiêu của chúng tôi là phi hành đoàn, và họ sẽ được bảo vệ an toàn ngay cả trước và trong quá trình phóng tàu", ông Thompson chia sẻ.

Được biết, Artemis 2 sẽ là sứ mệnh đầu tiên của NASA với phi hành đoàn trên hệ thống thoát hiểm khẩn cấp mặt đất mới. Cùng với đó, sứ mệnh sẽ được triển khai cùng Hệ thống phóng không gian SLS và tàu vũ trụ Orion.

Đây cũng đều là những công nghệ và trang thiết bị mới, lần đầu tiên được NASA sử dụng trong một sứ mệnh phóng tàu.

Mặc dù đến nay, không có sứ mệnh nào của NASA cần sử dụng hệ thống thoát hiểm khẩn cấp trên mặt đất trong quá trình đếm ngược.

Dẫu vậy, các biện pháp an toàn đó vẫn được áp dụng và duy trì như một ưu tiên hàng đầu của cơ quan này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt được cặp vật thể kinh dị

Bắt được cặp vật thể kinh dị "xuyên không" từ 13 tỉ năm trước

Từ vùng không - thời gian chỉ 900 triệu năm sau khi vũ trụ ra đời, một cặp vật thể đã đạt được trạng thái gần như không thể tin nổi.

Đăng ngày: 23/08/2024
Trung Quốc công bố phát hiện đất tại Mặt trăng có thể tạo ra nước

Trung Quốc công bố phát hiện đất tại Mặt trăng có thể tạo ra nước

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện ra một phương pháp tạo ra nước từ đất Mặt Trăng hoàn toàn mới.

Đăng ngày: 23/08/2024
Liệu con người có thể sống sót sau vụ va chạm tiểu hành tinh đã tiêu diệt loài khủng long không?

Liệu con người có thể sống sót sau vụ va chạm tiểu hành tinh đã tiêu diệt loài khủng long không?

Người ta tin rằng sự tuyệt chủng của loài khủng long là do một vụ va chạm tiểu hành tinh lớn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu con người có thể sống sót sau một sự kiện tương tự hay không.

Đăng ngày: 22/08/2024
NASA phát hiện vật thể lạ, lao nhanh với tốc độ lên đến 1 triệu dặm/giờ

NASA phát hiện vật thể lạ, lao nhanh với tốc độ lên đến 1 triệu dặm/giờ

Vật thể lạ mang tên CWISE J1249 vừa thoát khỏi " cõi chết" và lao đi nhanh đến nỗi đủ sức thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Ngân Hà.

Đăng ngày: 22/08/2024
Internet vệ tinh có phải là tương lai của internet?

Internet vệ tinh có phải là tương lai của internet?

Trong kỷ nguyên số hiện nay, internet đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Đăng ngày: 22/08/2024
Động cơ tên lửa nổ tung tại sân bay vũ trụ Scotland

Động cơ tên lửa nổ tung tại sân bay vũ trụ Scotland

Một động cơ tên lửa đã phát nổ trong cuộc thử nghiệm tại sân bay vũ trụ SaxaVord ở Scotland (Vương quốc Anh).

Đăng ngày: 22/08/2024
Tàu thăm dò của châu Âu sẽ

Tàu thăm dò của châu Âu sẽ "nhảy cóc" tới sao Mộc?

Các nhà khoa học châu Âu đã sẵn sàng lần đầu tiên thử khai thác liên tiếp lực hấp dẫn của Mặt trăng rồi đến Trái đất để dẫn tàu thăm dò Juice về phía Sao Mộc trong động tác nhảy cóc đôi đầu tiên.

Đăng ngày: 21/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News