Kế hoạch làm chệch hướng tiểu hành tinh đe dọa Trái đất

Phương pháp làm chệch hướng các tiểu hành tinh luôn được các nhà khoa học quan tâm nhằm bảo vệ kịp thời trước khi Trái đất lãnh nhận một sự va chạm hủy diệt.

>>> Trái đất sẽ bị hủy diệt vào tháng 4 năm 2036?
>>> Dùng tàu vũ trụ đổi hướng thiên thạch

Hiện nay, vẫn chưa phát hiện tiểu hành tinh nào đe dọa Trái đất nhưng gần đây, Internet lan truyền thông tin về tiểu hành tinh Apophis có đường kính 490m sẽ lượn quanh Trái đất ở khoảng cách vài trăm ngàn dặm vào năm 2036.

Thảm họa va chạm giữa tiểu hành tinh và trái đất từng được dự đoán đã xảy ra và gây nên sự diệt vong của loài khủng long. Lo ngại sự tái diễn của thảm họa này, các nhà khoa học đã cùng nhau thảo luận các giải pháp ngăn chặn và họ đã đưa ra một số ý tưởng.

Phía Nga đang xem xét việc gửi tàu vũ trụ đến một tiểu hành tinh lớn để theo dõi đường đi của nó và ngăn chặn khả năng tiểu hành tinh này va chạm trái đất.


Chân dung Apopis, kẻ đe dọa Trái đất vào năm 2036 (Ảnh:NASA)

ESA, năm 2005 đưa ra khái niệm "Don Quijote" liên quan đến việc bắn một vệ tinh tác động (impactor) vào một tiểu hành tinh "thử nghiệm" vào năm 2015 để xem nó có làm chệch hướng tiểu hành tinh. Đồng thời, ESA cũng tập trung phát triển việc thăm dò các tiểu hành tinh nhằm báo động nguy hiểm kịp thời nhờ vào hệ thống kính viễn vọng được xây dựng đặc biệt, các nhà thiên văn và sự hợp tác với các cơ quan bên ngoài như Trung tâm tiểu hành tinh của Viện Smithsonian và Tổ chức an ninh thế giới.

NASA vào tháng 7/2005 cũng đã gửi một tàu thăm dò tác động va chạm với sao chổi Tempel 1 trong thí nghiệm về khả năng làm chệch hướng những đối tượng đe dọa Trái đất.

Việc điều chỉnh đường đi của tiểu hành tinh có thể được thực hiện bằng cách bao phủ nó bằng một lớp nhựa trắng. Nếu được phát hiện đủ xa ngoài vụ trũ thì sự tác động của tia mặt trời cũng đủ để dịch chuyển tiểu hành tinh "bị sơn trắng" này.

Giải pháp khác là sử dụng tia laser hoặc vụ nổ bề mặt để bào mòn vật liệu của tiểu hành tinh.

Một số ý tưởng khác là dùng một tàu vũ trụ siêu hạng để kéo tiểu hành tinh ra khỏi quỹ đạo của nó hoặc sử dụng cánh buồm để khai thác gió mặt trời.

Vấn đề ở chỗ, những phương pháp này chỉ có thể được áp dụng nếu tiểu hành tinh được phát hiện sớm. Việc dịch chuyển hành tinh từng chút một với những biện pháp sẽ phải cần đến thời gian khoảng 20 năm.

Nếu "kẻ đe dọa" thình lình xuất hiện trong vòng một tháng thì con người hầu như không có giải pháp. May mắn là, hầu hết các tiểu hành tinh lớn lảng vảng gần Trái đất đều được phát hiện.

Tuy nhiên, những hành tinh nhỏ có đường kính từ 300 - 400m cũng có thể gây thiệt hại ở cấp lục địa. Đó là lí do mà các chương trình "bắn phá" tiểu hành tinh của các cơ quan vũ trụ vẫn được các nhà khoa họa miệt mài nghiên cứu để tiếp tục đề xuất thêm giải pháp trong tình huống cấp bách.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News