Kẻ săn lùng thiên thạch được tôn vinh
Nhà khoa học Nga, Victor Grokhovsky vừa được Tạp chí khoa học Nature của Anh nêu tên trong danh sách Top 10 người thay đổi quan niệm về thế giới hiện đại do đã nghiên cứu thiên thạch rơi gần TP. Ural hồi tháng 2/2013.
Nhà khoa học Nga là 1 trong số 10 người trong năm 2013 đã thay đổi hình dung về thế giới. Tất cả nhờ vào việc nghiên cứu thiên thạch rơi ngày 15/2 từ bầu khí quyển xuống ngoại ô Chelyabinsk.
Phó Giáo sư Victor Grokhovsky và mảnh thiên thạch lớn nhất được tìm thấy tại Chelyabinsk. (Ảnh: The Voice Of Russia)
Phó Giáo sư Victor Grokhovsky và sinh viên của ông tại Trường Đai học Liên bang Ural là những người đầu tiên đến hiện trường nơi mảnh thiên thạch rơi xuống. Họ đã tổ chức ngay một cuộc thám hiểm để tìm kiếm và 2 ngày sau đã tìm thấy những mảnh thiên thạch vỡ đầu tiên.
Chính Grochowski đã tổ chức quay và phát sóng trực tuyến từ hồ Chebarkul để cả thế giới có thể nhìn thấy mảnh vỡ của thiên thạch.
Sau đó, các nhà khoa học đã thiết lập quỹ đạo rơi và tiến hành nghiên cứu tính chất vật lý và hóa học của thiên thạch. Bằng kính hiển vi quang học và điện tử, các chuyên gia xác định một loạt các tạp bất thường của sulfua niken-sắt, đồng bản địa trong các mảnh thiên thạch. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện được tính bền vững thấp bất thường của mảnh vỡ. Chính điều đó xác định tính chất phân rã đặc biệt của thiên thể vũ trụ.
Với sự tham gia của Victor Grochowski, các nhà khoa học Nga đã tổ chức hơn 100 chuyến thám hiểm và thu thập được khoảng 700 mảnh vỡ thiên thạch. Tháng 10/2013, việc tìm thấy dưới đáy hồ Chebarkul mảnh thiên thạch lớn nhất (nặng khoảng 570kg) đã khẳng định lý thuyết của các nhà khoa học và nhóm nghiên cứu của ông về nguồn gốc vũ trụ ngoài hành tinh của các mảnh vỡ.
Việc nghiên cứu thiên thạch Chebarkul khiến Grokhovski được thừa nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu về thiên thạch.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
