Kênh đào Panama đối mặt với hạn hán chưa từng có

Mực nước hồ Gatun, một trong những hồ cấp nước cho âu tàu của kênh đào Panama, đang giảm và dự kiến xuống mức thấp lịch sử vào tháng 7.

Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama (ACP) cho biết, một đợt hạn hán chưa từng có đang ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước của kênh và khiến các nhà chức trách phải áp phụ phí và giới hạn trọng lượng với tàu thuyền qua lại, CNN hôm 13/6 đưa tin.

Kênh đào Panama đối mặt với hạn hán chưa từng có
Kênh đào Panama là tuyến giao thông trọng yếu giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. (Ảnh: Gonzalo Azumendi/Stone RF/Getty).

Tàu thuyền di chuyển qua kênh đào Panama nhờ một hệ thống âu tàu. Âu tàu sử dụng nước từ một số hồ chứa nước ngọt để làm nổi các tàu chở hàng khổng lồ. Tuy nhiên, Panama đang gặp hạn hán và mực nước ở hồ Gatun, một trong những hồ chứa này, đang giảm. Mực nước hồ hôm 13/6 là 24,3 m. Trong khi đó, mực nước trung bình tháng 6 của hồ 5 năm qua là 25,6 m.

Nước hồ Gatun dự báo xuống mức thấp lịch sử vào tháng 7, khiến các nhà chức trách phải thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm nước, đồng thời đưa ra những giới hạn nghiêm ngặt về mớn nước (khoảng cách giữa mực nước và điểm thấp nhất của thân tàu) trong vài tháng qua.

Hồ Gatun đang cạn kiệt cũng cung cấp nước cho khu vực lân cận, bao gồm cả thành phố Panama. Nhiều nơi thuộc Trung Mỹ, bao gồm cả Panama, hứng chịu hạn hán nghiêm trọng những tháng gần đây. Sự xuất hiện của El Nino có thể sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn, ACP cảnh báo.

El Nino, hiện tượng tự nhiên diễn ra ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, thường mang đến nhiệt độ ấm hơn mức trung bình. Năm nay, El Nino dự kiến làm tăng nhiệt độ toàn cầu và có thể biến 2023 hoặc 2024 trở thành năm nóng nhất từng ghi nhận.

Kênh đào Panama là tuyến đường vận chuyển trọng yếu giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, giúp tàu thuyền tránh hành trình nguy hiểm quanh mũi Cape Horn, Nam Mỹ.

Kênh Panama do Mỹ xây dựng từ năm 1904 đến 1914. Nước này cũng nắm quyền kiểm soát duy nhất đối với kênh đào cho đến năm 1979. Chính phủ Panama giành quyền kiểm soát kênh vào cuối năm 1999.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vùng đất nơi con người đi lại như đang bồng bềnh trên những đám mây

Vùng đất nơi con người đi lại như đang bồng bềnh trên những đám mây

Vùng đất kỳ lạ này khiến cho người ta có cảm giác như đang đi trên một quả bóng bay khổng lồ.

Đăng ngày: 14/06/2023
Nghịch lý ở quốc gia ''không thể sống thiếu điều hòa

Nghịch lý ở quốc gia ''không thể sống thiếu điều hòa"

“Bạn không thể sống thiếu điều hòa ở Singapore, không thể với sức nóng đó'', một người Singapore cho biết.

Đăng ngày: 14/06/2023
Bí ẩn

Bí ẩn "cơn bão đen" kéo dài 10 năm ở Mỹ

Những cơn bão bụi khổng lồ bắt nguồn từ sai lầm trong canh tác nông nghiệp khiến hàng triệu người dân Mỹ phải bỏ nhà bỏ đất trong thập niên 1930.

Đăng ngày: 14/06/2023
Vùng nước lạnh và mặn nhất thế giới đang ấm lên

Vùng nước lạnh và mặn nhất thế giới đang ấm lên

Khối nước biển sâu ở châu Nam Cực đang ấm lên và co lại, có thể gây hậu quả lớn cho khí hậu và hệ sinh thái đại dương sâu.

Đăng ngày: 13/06/2023
Bức ảnh từ New York khiến cả thế giới sửng sốt và

Bức ảnh từ New York khiến cả thế giới sửng sốt và "bi kịch Icarus"

Chất lượng không khí tồi tệ và bầu trời màu cam khói ở bờ Đông nước Mỹ tuần qua đã khiến một số người suy đoán rằng cách mọi người nghĩ về biến đổi khí hậu sẽ thay đổi.

Đăng ngày: 13/06/2023
Núi lửa Philippines phun tro bụi và đá, hàng nghìn người phải sơ tán

Núi lửa Philippines phun tro bụi và đá, hàng nghìn người phải sơ tán

Hàng nghìn người gần một ngọn núi lửa ở Philippines đã phải trú ẩn trong các trung tâm sơ tán do tro bụi và khí độc phun ra từ miệng núi lửa đang hoạt động.

Đăng ngày: 13/06/2023

"Siêu núi lửa" lớn nhất châu Âu đang tiến tới một vụ phun trào thảm khốc?

Một " siêu núi lửa" đã ngủ yên từ lâu ở Italy đang tiến gần hơn đến khả năng phun trào sau gần sáu thế kỷ.

Đăng ngày: 12/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News