Kéo tiểu hành tinh đến mặt trăng
NASA đang cân nhắc một sứ mệnh táo bạo, đó là "bắt" tiểu hành tinh và treo nó ở quỹ đạo mặt trăng để nghiên cứu.
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Không gian Keck ở California (Mỹ) cho hay NASA đang xem xét đề nghị của viện này về việc chế tạo một tàu du hành rô bốt, dùng để kéo một tiểu hành tinh nhỏ và chuyển nó vào quỹ đạo cao của mặt trăng, theo trang NewScientist.
Sứ mệnh như vậy có thể tiêu tốn đến 2,6 tỉ USD, tương tương với sứ mệnh gửi thiết bị tự hành Curiosity lên sao Hỏa, và có thể sẵn sàng triển khai vào thập niên 2020, theo Viện Keck.
Viễn cảnh dùng tàu robot kéo tiểu hành tinh - (Ảnh: Keck Institute of Space Studies)
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cho biết muốn gửi phi hành gia đến tiểu hành tinh cận Trái đất, nhưng sứ mệnh đó có thể mất đến 6 tháng, và đẩy các nhà du hành vào tình trạng phơi nhiễm bức xạ độc hại.
Sử dụng phi thuyền robot để “tóm” tiểu hành tinh đến mặt trăng có thể là một bước khởi đầu tốt hơn, do thiên thể quay quanh vệ tinh tự nhiên của Trái đất nằm trong phạm vi tương tác dễ dàng của các thiết bị rô bốt và cả sứ mệnh do con người thực hiện.
Đội ngũ tại Viện Nghiên cứu Không gian Keck đang đề xuất chế tạo một tàu du hành di chuyển chậm, tiếp cận tiểu hành tinh có bề ngang không quá 6 mét, rồi hút nó vào chiếc túi lớn kích thước 9x14 mét và kéo về mặt trăng.
Dự kiến, tàu du hành sẽ mất từ 6 đến 10 năm mới đặt được tiểu hành tinh vào quỹ đạo của mặt trăng.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
