Kết quả ADN chưa thể khẳng định loài mới

Ngày 16/5, báo Đất Việt đăng bài phỏng vấn GS.TSKH Vũ Quang Côn về việc công bố rùa hồ Gươm là loài mới căn cứ vào xét nghiệm ADN là chưa thuyết phục, nhiều nhà khoa học đã có ý kiến liên quan xung quanh vấn đề này.

TS Võ Văn Sự, trưởng Bộ môn Động vật quý hiếm và đa dạng sinh học, Viện chăn nuôi Quốc gia (Bộ NN-PTNT): Để xác định loài mới, trước tiên phải dựa vào sự khác nhau về ngoại hình. Tiếp đến là phải nghiên cứu đặc điểm về sinh lý, sinh hóa, sinh hoạt của loài đó. Và cuối cùng, với tiến bộ hiện nay, để xác định loài mới các nhà khoa học cũng dựa thêm vào công nghệ ADN.

Nếu khẳng định rùa Hồ Gươm là một loài hoàn toàn mới thì theo tôi điều đó quả là khó có thể xảy ra, còn bảo là loài rùa phụ mới thì có thể chấp nhận được. Phải hiểu là, cách phân loại hiện nay loài có phụ loài.

Dựa vào ADN cho rằng rùa Hồ Gươm là một loài mới thì tôi cho rằng không đúng, chỉ có thể là một loài rùa phụ mới thì đúng hơn.

Kết quả ADN chưa thể khẳng định loài mới
Rùa hồ Gươm có phải là loài mới... Vấn đề còn gây tranh cãi. Trong ảnh: Tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm trong đền Ngọc Sơn (Ảnh: Nguyễn Hữu).

PGS.TS Nguyễn Xuân Quýnh, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội): Để xác định một loài mới thì cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố và mỗi nhóm loài lại có những tiêu chuẩn định loại khác nhau. Tuy nhiên, có những tiêu chuẩn chung bắt buộc phải tuân thủ như mô tả đặc điểm hình thái ngoài, cấu tạo bên trong và bây giờ người ta còn làm đến ADN.

Tôi là chuyên gia về các loài động vật không xương sống như tôm, cua nên đối với nhóm loài chúng tôi thì quan trọng nhất là mô tả chính xác đặc điểm hình thái ngoài của loài để định tên và xác định xem chúng có phải là loài mới không. Chỉ khi nào việc xác định quá phức tạp không thể dựa vào đặc điểm hình thái ngoài thì chúng tôi mới cần đến xét nghiệm ADN.

Để công bố một loài mới, nhất thiết phải đăng trên một tạp chí khoa học có uy tín trong nước hoặc đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài thì tốt nhất, nhưng quan trọng là thế giới người ta công nhận phát hiện của mình mà không phản bác là được.

PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng, trưởng phòng Động vật học có xương sống, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện KH-CN Việt Nam): Để khẳng định một loài mới, chủ yếu phải xác định được về mặt hình thái, tức là kích thước, khối lượng, cấu tạo... và hiện nay, người ta cũng dựa thêm vào kết quả xét nghiệm ADN.

Rất tiếc, đến bây giờ tôi cũng chưa được tiếp cận công trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Viện Công nghệ sinh học về công bố rùa Hồ Gươm là loài mới. Tuy nhiên, viện Công nghệ sinh học cũng là một viện đầu ngành về lĩnh vực này, nên theo tôi nghĩ nghiên cứu của họ cũng có cơ sở.

Quan điểm của tôi, khi công bố loài mới không nhất thiết bắt buộc là phải được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới mà chỉ cần công bố ở các tạp chí khoa học có uy tín trong nước cũng được... Việc công bố trong nước hay nước ngoài thì điều đó là không quan trọng, vẫn thế cả thôi!

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam: Để công bố rùa Hồ Gươm là loài mới các nhà khoa học cần phải bàn bạc và xem xét lại quy trình nghiên cứu.

Phải làm thật cẩn thận vì đã là mới thì phải chính xác 100%. Để làm được điều đó, rất cần thiết có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên sâu về phân loại học, các tổ chức quốc tế về rùa để họ cùng công nhận thì sẽ rất tốt cho mình. Phải cho họ được lấy mẫu, phân tích mẫu cùng mình vì dù sao họ cũng có những kinh nghiệm phân loài rất tốt.

Có nhiều tổ chức cùng làm thì kết quả sẽ càng khách quan và càng tăng độ tin cậy cho công bố của mình. Theo ý tôi, việc công bố rùa Hồ Gươm là loài mới là hơi vội vàng khi điều kiện chưa chín muồi. Làm khoa học, càng thận trọng thì càng tốt.

Từ khóa liên quan:

rùa

cụ rùa

rùa hồ gươm

ADN

loài mới

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News