“Khách lạ” hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái đất
Vật thể từng lướt qua bầu trời Trái đất có thể là đại diện cho những "chuyến tàu sự sống" hàng tỉ năm về trước.
Trái đất vốn sinh ra trong "vùng sự sống" Goldilocks của Thái Dương hệ, tức có nhiệt độ phù hợp để sở hữu nước lỏng. Nhưng nước đã đến với Trái đất bằng cách nào vẫn là một bí ẩn.
Một "vị khách lạ" mang tên 67P/Churyumov-Gerasimenko, được phát hiện lần đầu tiên trên bầu trời hơn nửa thế kỷ trước, có thể nắm giữ manh mối.
67P/Churyumov-Geramenko với tàu đổ bộ Philae của ESA trên bề mặt, là tàu con của Rosetta trong sứ mệnh đã hé lộ mối liên quan đặc biệt giữa sao chổi này với Trái đất - (Ảnh đồ họa: ESA).
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances chỉ ra 67P/Churyumov-Gerasimenko, một sao chổi thuộc họ sao Mộc, sở hữu loại nước có đặc điểm phân tử tương tự như nước trên Trái đất.
Sao chổi thuộc họ sao Mộc là những sao chổi có quỹ đạo ngắn, thay vì du hành theo vòng lớn từ Đám mây Oort đến khu vực gần Mặt trời - cũng là gần Trái đất - thì lại bị sao Mộc nắm giữ trên một quỹ đạo hẹp.
Quỹ đạo hẹp cho phép chúng thường xuyên trở lại với chúng ta hơn và cung cấp các cơ hội nghiên cứu tuyệt vời.
Theo Sci-News, để xác định nguồn gốc của nước trên các vật thể không gian, các nhà khoa học thường tìm kiếm tỉ lệ giữa deuterium (D) và hydro thông thường (H) trong nước.
Vào năm 2014, 67P/Churyumov-Gerasimenko đã bị các nhà khoa học loại khỏi danh sách những "chuyến tàu vũ trụ" mang nước tiềm năng, khi sứ mệnh Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) năm 2014 cho thấy tỉ lệ D - H của nó gấp 3 lần các đại dương Trái đất.
Thế nhưng lần này, nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi TS Kathleen Mandt từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA chỉ ra rằng bụi sao chổi đã khiến các tính toán ban đầu đó bị sai lệch.
Họ đã sử dụng một kỹ thuật tính toán thống kê tiên tiến để tự động hóa quá trình cô lập nước giàu deuterium trong hơn 16.000 phép đo của Rosetta.
Khi loại bỏ yếu tố gây nhiễu là bụi sao chổi giàu deuterium, các nhà khoa học chỉ ra rằng nước thực sự từ thân sao chổi ít deuterium hơn nhiều và có tỉ lệ D - H tương tự Trái đất.
Vì vậy, họ tin rằng sao chổi này và các sao chổi họ sao Mộc khác chính là đại diện cho những chuyến tàu góp phần xây dựng nên thế giới đầy sự sống trên địa cầu.
Theo các lý thuyết ngày càng được chấp nhận rộng rãi với nhiều bằng chứng ủng hộ, Trái đất sơ khai vốn chưa đầy đủ các thành phần để sự sống có thể phát sinh.
Tuy nhiên theo thời gian, nhiều sao chổi, tiểu hành tinh và các dạng thiên thạch nhỏ khác đã đóng vai trò "chuyến tàu sự sống", mang đến các thành phần cần thiết để tạo ra hệ sinh thái ngày nay.
Các yếu tố đó bao gồm nước, các phân tử tiền sinh học, cũng như các thành phần hóa học khác tạo điều kiện cho các phản ứng sinh ra sự sống đầu tiên.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới
Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.
