Tìm thấy robot thăm dò mắc kẹt suốt hai năm trên sao chổi
Các nhà khoa học phát hiện robot thăm dò Philae mắc kẹt trong rãnh nứt trên sao chổi qua bức ảnh chụp của tàu mẹ Rosetta.
Theo Mirror, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa tìm thấy robot thăm dò vũ trụ Philae sau hai năm mất tích, chỉ hai tuần trước khi các nhà khoa học quyết định phá hủy tàu mẹ Rosetta.
Philae được phát hiện hôm 2/9 bởi máy ảnh góc hẹp OSIRIS trên tàu vũ trụ Rosetta. Hình ảnh cho thấy thiết bị thăm dò nằm kẹt trong rãnh nứt dài 2,7km trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.
Robot thăm dò Philae mắc kẹt trong rãnh nứt trên sao chổi. (Ảnh: OSIRIS).
Tàu mẹ Rosetta dự kiến kết thúc nhiệm vụ của mình vào cuối tháng 9. Nó được cài đặt để đâm vào sao chổi, cũng có nghĩa là liên lạc với Philae sẽ bị chấm dứt. Bởi vậy, việc tìm thấy Philae đem đến niềm vui lớn cho các nhà khoa học.
"Chúng tôi rất mừng khi có thể nhìn thấy hình ảnh chi tiết của Philae chỉ một tháng trước khi Rosetta hoàn thành sứ mệnh", Cecilia Tubiana, thành viên nhóm phụ trách máy ảnh OSIRIS, người đầu tiên nhìn thấy bức ảnh, cho biết.
"Phát hiện giá trị này là kết quả của quá trình tìm kiếm kỹ lưỡng và kéo dài. Chúng tôi cho rằng Philae sẽ mất tích vĩnh viễn nhưng thật bất ngờ là thiết bị được tìm thấy vào phút cuối", Patrick Martin, người điều hành Rosetta tại ESA chia sẻ.
Tàu Rosetta được phóng lên vũ trụ vào tháng 3/2004 nhằm thực hiện một sứ mệnh kéo dài 10 năm, săn lùng một sao chổi trong Thái Dương Hệ trong một nỗ lực khám phá những bí ẩn liên quan đến quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất.
Rosetta thả robot thăm dò Philae xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào năm 2014. Tuy nhiên, con tàu mất tích sau 60 giờ do hết năng lượng. Lần cuối cùng Philae liên lạc với tàu mẹ Rosetta là vào năm 2015, khi nó đến gần Mặt Trời và nhận thêm năng lượng.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
