Khai quật cấu trúc Hồi giáo 900 năm dưới lòng đất
Các nhà khảo cổ hôm 18/1 công bố phát hiện 5 căn phòng dùng cho nghi thức cầu nguyện và rửa tội tại một địa điểm ở miền bắc Iraq.
Tàn tích phòng cầu nguyện và rửa tội tại nhà thờ Hồi giáo 900 năm tuổi ở Iraq. (Video: AFP)
Theo Khaireddine Nasser, giám đốc Sở Di sản và Cổ vật tỉnh Nineveh, các căn phòng được tìm thấy bên dưới mặt đất trong quá trình khai quật Đại giáo đường Hồi giáo Al-Nuri có từ thế kỷ thứ 12 ở thành phố Mosul, thủ phủ tỉnh Nineveh, cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 400 km về phía tây bắc.
Nhà thờ cùng với tháp nghiêng mang tính biểu tượng của nó đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi chiến tranh, nhưng đang được xây dựng lại.
Các tàn tích mới được phát hiện bao gồm một phòng cầu nguyện và 4 phòng rửa tội nằm sâu khoảng 6 m dưới lòng đất và được kết nối với nhau. Mỗi căn phòng rộng khoảng 3,5 m và cao 3m. Chúng được xây bằng đá và thạch cao. Các chậu rửa tội cũng được tìm thấy ở đó.
"Khám phá này một lần nữa cho thấy giá trị khảo cổ và lịch sử của Đại giáo đường Hồi giáo Al-Nuri", Nasser nhấn mạnh.
Al-Nuri được xây dựng vào năm 1172, nhưng phần lớn cấu trúc ban đầu đã bị phá hủy trước khi được tái thiết lại vào năm 1942. Việc khai quật các tàn tích cũ vẫn đang diễn ra với sự hỗ trợ của UNESCO và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
UNESCO đã huy động được hơn 100 triệu USD vào năm 2019 như một phần của sáng kiến "phục hưng tinh thần của Mosul", khoảng một nửa số tiền đó đã được UAE cam kết. Công việc tái thiết dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
