Tại sao người châu Á chỉ có 204 chiếc xương trong khi người Châu Âu và Châu Mỹ có đến 206 chiếc?

Chúng ta đều biết cơ thể một người trưởng thành bình thường có tổng cộng 206 chiếc xương, bao gồm: 29 xương sọ, 51 xương thân và 126 xương chi. Trong đó, xương chi được chia thành 64 xương chi trên và 62 xương chi dưới. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng hầu hết người Châu Âu có 206 chiếc xương, trong khi hầu hết người Châu Á, đặc biệt là nhiều người Trung Quốc, Nhật Bản chỉ có 204 chiếc.

Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khác biệt này, 2 chiếc xương còn lại đã đi đâu?

Theo nghiên cứu y học, sự khác biệt cơ bản nằm ở ngón chân thứ 5. Ngón chân này của người Trung Quốc và Nhật Bản chỉ có 2 đốt xương, trong khi người châu Âu và châu Mỹ có đủ 3 đốt.

Một cuộc khảo sát do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện năm 1985 cho thấy người châu Á, cụ thể là Trung Quốc có ít xương hơn người châu Âu, châu Mỹ. Hầu hết người dân nước này chỉ có 204 chiếc xương. Điều này cũng trùng khớp với kết luận từ cuộc điều tra của Nhật Bản.


Người châu Á, cụ thể là Trung Quốc có ít xương hơn người châu Âu, châu Mỹ. (Ảnh minh họa: Internet)

Năm 1995, các nhà nghiên cứu đã quan sát bàn chân của 615 người Trung Quốc và phát hiện ra rằng 451 người trong số họ chỉ có hai đốt xương ở ngón thứ năm, chiếm 73,3% trong tổng số và 81 bàn chân chỉ có hai đốt xương ở ngón thứ tư, chiếm 13,2%. Trong số 294 đôi bàn chân khác được quan sát sau đó, 10 đôi bàn chân có hai đốt xương ở ngón chân thứ ba, chiếm 3,4%.

Cuối cùng, họ đưa ra kết luận: Hầu hết người Trung Quốc chỉ có hai đốt xương ở ngón thứ năm và hiếm khi xuất hiện trường hợp các ngón khác chỉ có 2 đốt xương.

Sau đó, hai nhà khoa học người Anh là Pfitzner và Hasebe lại mở rộng phạm vi quan sát, họ quan sát lần lượt bàn chân của 838 người đến từ các quốc gia khắp Châu Âu và 260 người Nhật Bản, kết hợp với kết quả phân tích bàn chân của nhà khoa học Venning trên 4.632 người Anh và đưa ra kết luận:

Trong số 828 người châu Âu, chỉ có 4 người có hai đốt xương ở ngón thứ ba, chiếm 0,48%; có 13 người có hai đốt xương ở ngón chân thứ tư, chiếm khoảng 1,6% và 310 người có 2 đốt xương ở ngón thứ 5, chiếm khoảng 37%.

Trong số 4632 người Anh, theo tỷ lệ như trên lần lượt là 21/100/1970, chiếm 0,45%, 2,16% và 42,53%.

Tương tự với 260 người Nhật Bản, tỷ lệ lần lượt là 0/20/191, chiếm 0 / 7,7% và 73,5%.


Số lượng xương của con người là không "tĩnh", không cố định. (Ảnh minh họa: Internet)

Trên thực tế, sự khác biệt này có liên quan đến sự thay đổi số lượng xương trong quá trình phát triển của con người. Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng số lượng xương của con người là không "tĩnh", không cố định. Theo đó, số lượng xương của trẻ sơ sinh là 305, trẻ em là 217 và người lớn là 206.

Có thể nói rằng, các trường hợp nhiều hơn hoặc ít hơn những con số kia rất ít khi xảy ra. Với sự lớn lên liên tục, một số xương bắt đầu hợp nhất. Trong gia đoạn phát triển này, số lượng xương trong cơ thể con người giảm dần và sẽ trở nên "ổn định" sau khi trưởng thành.

Có giả thuyết cho rằng sự khác biệt về số lượng xương giữa người Châu Á và người châu Âu là từ thắt lưng đến xương chậu. Theo giả thuyết này, những người Châu Á còn trẻ thì có đốt háng, xương chậu và xương mu. Tuy nhiên, khi cơ thể trưởng thành thì giữa ba xương này, sụn không còn nữa nên chúng cùng hợp nhất thành xương hông. Đây là sự khác biệt trong quá trình tiến hóa của người châu Á.

Tại sao một số người trưởng thành có ít hơn người khác 2 chiếc xương?

Trên thực tế, một sự thật khó tin là những đứa trẻ sơ sinh lại có số xương nhiều hơn hẳn người lớn. Ước tính bộ xương trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương. Còn số lượng xương ở trẻ em là 217 chiếc. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, số lượng xương của con người là không cố định và có thể thay đổi theo quá trình phát triển. Điều gì đã xảy ra khiến số lượng xương giảm từ 300 chiếc khi sinh ra xuống thành 206 xương khi trưởng thành? Chỉ có 1 nguyên nhân.


Trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương, trong khi đó người trưởng thành thường là 206 chiếc. (Ảnh: INF)

Nguyên nhân là do nhiều xương của trẻ sẽ hợp nhất với nhau, có nghĩa là số lượng xương thực tế sẽ giảm đi. Quá trình hợp nhất của xương xảy ra khắp cơ thể. Việc thay thế phần sụn bằng xương hợp nhất bắt đầu khi các mạch máu nhỏ - được gọi là mao mạch - cung cấp máu giàu chất dinh dưỡng đến các nguyên bào xương, các tế bào hình thành xương. Ban đầu, nguyên bào xương tạo ra xương bao bọc sụn và sau đó, thay thế nó hoàn toàn.

Sau đó, sự phát triển xương ở trẻ em xảy ra ở phần đầu của nhiều xương, ở đó có các tấm tăng trưởng. Mô phát triển trong mỗi xương quyết định kích thước và hình dạng cuối cùng của chiếc xương đó. Khi một người ngừng phát triển, các tấm tăng trưởng đóng lại. Thông thường, khi đến 25 tuổi, quá trình này sẽ hoàn tất. Sau khi điều này xảy ra, xương của người ở độ tuổi này không thể tăng thêm kích thước nữa. Tất cả những xương này tạo nên một bộ xương người trưởng thành.

Bị "mất xương" liệu có ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Nhiều xương hơn có nghĩa là xác suất chấn thương xương cao và việc giảm đi hai xương không những không ảnh hưởng đến đi lại và hoạt động, mà còn giảm xác suất chấn thương, điều này có lợi cho con người trong các xã hội nguyên thủy.

Hơn nữa, sự tiến hóa của con người là để chính mình sinh tồn tốt hơn vì thế nó không ảnh hưởng gì đến cơ thể hay sức khỏe con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News