Vì sao Campuchia tiếc thương một chú chuột vừa qua đời?

Theo tổ chức phi lợi nhuận quốc tế APOPO, Magawa vừa ra đi vào cuối tuần qua, ở tuổi đời thứ 8, trong sự tiếc thương của các thành viên trong tổ chức và người dân địa phương.

Vài ngày trước khi qua đời, chú chuột Campuchia vẫn rất khỏe mạnh, vẫn chơi đùa nhưng đến cuối tuần thì yếu dần, ngủ nhiều hơn và không còn hứng thú với thức ăn cho đến ngày cuối cùng - thông báo từ APOPO cho biết.

“Tất cả chúng tôi ở APOPO đều tiếc thương Magawa và rất biết ơn vì những gì chú chuột mang lại khi còn sống. Nhờ những đóng góp của Magawa, các cộng đồng tại Campuchia mới có thể sống, làm việc và vui chơi trong an toàn", cũng theo APOPO.

Vì sao Campuchia tiếc thương một chú chuột vừa qua đời?
Chú chuột được tặng huy chương vàng vì sự quả cảm và nhiều cống hiến.

Sở dĩ sự ra đi của một chú chuột lại thu hút sự chú ý vì Magawa không phải là chuột thường. Nó có khả năng đánh hơi mìn cừ khôi.

Tổ chức APOPO có trụ sở tại Bỉ là nơi chuyên đào tạo những chú chuột giống Châu Phi cỡ lớn này để phát hiện mìn, hạn chế nguy hiểm cho những người làm công tác xử lý hậu quả chiến tranh.

Công việc này vô cùng nguy hiểm, điển hình đầu tuần này đã có tới 3 người Campuchia làm công tác dò mìn đã tử vong.

Sau hàng chục năm nội chiến, Campuchia là một trong những đất nước chịu hậu quả bom mìn nặng nề với hơn 1.000km2 đất còn bom mìn nằm rải rác.

Khi còn sống, Magawa từng đánh hơi được hơn 100 quả mìn và thuốc nổ tại Campuchia, là chú chuột đầu tiên được một tổ chức của Anh tặng huy chương vàng vì “sự dũng cảm và cống hiến cho nhiệm vụ”.

Magawa sinh ra tại Tanzania và đã được đưa tới Siem Reap (Campuchia) từ năm 2016 để huấn luyện và làm nhiệm vụ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao sét xuất hiện ít hơn khi mọi người bị phong tỏa vì Covid-19?

Tại sao sét xuất hiện ít hơn khi mọi người bị phong tỏa vì Covid-19?

Các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tìm thấy một tác động khác của việc phong tỏa trong dịch Covid-19, đó là sự giảm bớt các tia sét trong bầu khí quyển.

Đăng ngày: 11/01/2022
Vì sao có quy định hộ chiếu phải còn hạn 6 tháng?

Vì sao có quy định hộ chiếu phải còn hạn 6 tháng?

Thông thường, hộ chiếu phổ thông có giá trị trong 10 năm nếu người sở hữu hơn 16 tuổi, và 5 năm với người dưới 16 tuổi.

Đăng ngày: 10/01/2022
Vì sao nắng nóng cực đoan ngày một tồi tệ hơn?

Vì sao nắng nóng cực đoan ngày một tồi tệ hơn?

Hầu hết các quốc gia trên Trái đất có thể phải trải qua những đợt nắng nóng cực đoan với tần suất hai năm một lần vào năm 2030.

Đăng ngày: 08/01/2022
Tại sao không nên uống rượu khi bụng đói?

Tại sao không nên uống rượu khi bụng đói?

Rượu là đồ uống được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Cả khi vui lẫn khi buồn, chúng ta thường tìm đến rượu để chia vui hoặc giải sầu.

Đăng ngày: 08/01/2022
Vì sao chúng ta thường thổi nến trong ngày sinh nhật?

Vì sao chúng ta thường thổi nến trong ngày sinh nhật?

Hầu hết các bữa tiệc sinh nhật của chúng ta đều có công đoạn thổi nến. Việc này có ý nghĩa như thế nào nhỉ?

Đăng ngày: 07/01/2022
Vì sao đèn trời từ Myanmar có thể xuyên qua không phận nhiều nước?

Vì sao đèn trời từ Myanmar có thể xuyên qua không phận nhiều nước?

Những manh mối thu được trên vật thể rơi tại Phú Thọ cho thấy đây là đèn trời bay từ Myanmar vào Việt Nam.

Đăng ngày: 05/01/2022
Vì sao một số người nổi hạch sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3?

Vì sao một số người nổi hạch sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3?

Dù được cảnh báo là những triệu chứng ít gặp nhưng gần đây phản ứng nổi hạch trở nên phổ biến hơn ở một số người sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mũi thứ 3.

Đăng ngày: 05/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News