Khai quật được mặt nạ Maya cao bằng một người lớn
Các nhà khảo cổ khai quật chiếc mặt nạ Maya khổng lồ tại một di chỉ ở bang Yucatán.
Các nhà nghiên cứu bảo tồn chiếc mặt nạ cổ. (Ảnh: INAH).
Chiếc mặt nạ phỏng theo gương mặt của một vị thần hoặc người thuộc tầng lớp thượng lưu, được chạm khắc từ vữa và có niên đại từ cuối thời Tiền Cổ điển (khoảng năm 300 trước Công nguyên - năm 250). Nhóm khảo cổ đến từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) đã tìm cách phục dựng mặt nạ từ khi phát hiện vào năm 2017 ở di chỉ Ucanha, gần thành phố Motul ngày nay. Mặt nạ vữa như thế này thường đặc tả gương mặt cá nhân với nhiều đặc điểm gắn liền với các vị thần hoặc người có địa vị xã hội nổi bật, theo INAH.
Chiếc mặt nạ sơn màu sáng được chạm khắc trên lớp vữa nền. Người Maya thường đặt những chiếc mặt nạ như vậy quanh bậc thang ở chân kim tự tháp. Giới khảo cổ từng phát hiện nhiều hình chạm nổi tương tự ở Acanceh và Izamal, nhưng ở Ucanha là lần đầu tiên. Phát hiện này nằm trong nghiên cứu gò đất Maya tìm thấy ở di chỉ.
Mặt nạ vữa được chôn lại xuống đất sau khi phát hiện để bảo vệ cho tới khi các nhà nghiên cứu có thể tiến hành bảo tồn. Trong quá trình phục dựng vào năm 2018, nhóm chuyên gia khảo cổ đã gia cố những phần dễ vỡ của chiếc mặt nạ. Họ cũng chuyển các bộ phận bị xô lệch về đúng vị trí ban đầu và làm sạch bề mặt để họa tiết và màu sắc của mặt nạ càng nổi rõ. Nhóm nghiên cứu hoàn thành công việc vào năm 2019 và chôn chiếc mặt nạ lần cuối.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
