Bề mặt sao Hỏa dựng từ hàng ngàn hình ảnh độ phân giải 4K

Từ những hình ảnh mà các robot tự hành khám phá sao Hỏa gửi về, NASA đã phục chế lại và ghép hàng ngàn tấm ảnh lại với nhau để tạo nên những hình ảnh panorama độ phân giải 4K về hành tinh đỏ. 

Có 3 robot tự hành được NASA phóng lên để khám phá bề mặt sao Hỏa, gồm có Spirit, Oppotunity và Curiosity. Được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, bao gồm các camera cực kì xịn sò tuy nhiên việc các robot tự hành (rover) gửi được thông tin từ sao Hỏa về Trái đất là một thách thức cực kì lớn, bởi vì tốc độ truyền dữ liệu của robot Curiosity về Trái đất chỉ đạt 32kbps, tức là 4KB/s.

Bề mặt sao Hỏa dựng từ hàng ngàn hình ảnh độ phân giải 4K
Ảnh chụp robot Curiosity trên sao Hỏa.

Khi quỹ đạo của sao Hỏa và Trái đất nằm thẳng hàng, tốc độ gửi dữ liệu về sẽ được cải thiện đáng kể, đạt tới 2MB/s, tuy nhiên khoản thời gian này chỉ kéo dài 8 phút/SOL (SOL là 1 ngày trên sao Hỏa, dài khoảng 24h39p giờ địa cầu). Do đó các rover chỉ có thể gửi hình ảnh HD về cho NASA chứ không thể quay phim và gửi về.

Mỗi tấm ảnh toàn cảnh được ghép từ hàng trăm, có khi lên tới 1000 bức ảnh riêng lẻ, để đạt được độ phân giải 4K. Những mảng đen là các vùng không được camera chụp tới, do đó sẽ bị tô đen. Tên của những vùng đất được NASA đặt sẽ hiển thị bên góc trái màn hình.

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 3 robot tự hành khám phá sao hỏa được phóng thành công, gồm có bộ đôi 2 rover Spirit và Oppotunity của dự án MER - Mars Exploration Rover phóng năm 2003, đáp lên hành tinh đỏ tháng 1/2004 và Curiosity phóng tháng 11/2011 và đáp ngày 6/8/2012. Dự án MER có kinh phí 820 triệu USD, mục đích ban đầu là hoạt động 90 ngày SOL, tuy nhiên cả 2 chiếc rover đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu và được gia hạn thêm 5 nhiệm vụ nữa.

MER-A Spirit đã hoạt động trên sao Hỏa hơn 6 năm, tới tháng 3/2010 nó bị mắc kẹt trong một bãi cát không thoát ra được, nó ngừng phục vụ ngày 22/3/2010. Rover MER-B Opportunity hoạt động lên tới 14,5 năm tới tận ngày 10/6/2018, nó bị hạ gục bởi một cơn bão cát trên hành tinh đỏ. Opportunity đang nắm giữ kỉ lục chiếc xe di chuyển được quãng đường dài nhất ở ngoài địa cầu, tổng cộng 45,16km.

Cuối năm 2011, NASA tiếp tục phóng rover Curiosity lên sao Hỏa và nó vẫn đang làm nhiệm vụ trên hành tinh đỏ. Tính tới ngày 23/7/2020, Curiosity đã đi được tổng quãng đường 23km trên hành tinh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Elon Musk dự báo, cư dân trên sao Hỏa sẽ giao dịch bằng tiền mã hóa

Elon Musk dự báo, cư dân trên sao Hỏa sẽ giao dịch bằng tiền mã hóa

Liệu đây có phải lý do gần đây ông Musk quan tâm đến bitcoin?

Đăng ngày: 31/12/2020

"7 phút kinh hoàng" của robot NASA trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ đồ họa mô tả quá trình nguy hiểm mà robot nặng một tấn Perseverance phải vượt qua để đáp xuống sao Hỏa hôm 18/2.

Đăng ngày: 25/12/2020
Tàu vũ trụ chụp hình thiên thần trên sao Hỏa

Tàu vũ trụ chụp hình thiên thần trên sao Hỏa

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chia sẻ ảnh chụp hình thiên thần ở Bán cầu nam của sao Hỏa kèm theo dấu vết của lốc bụi.

Đăng ngày: 22/12/2020
Muối cô đặc trong lòng đất trên sao Hỏa có thể là nguồn cung cấp ôxy

Muối cô đặc trong lòng đất trên sao Hỏa có thể là nguồn cung cấp ôxy

Nếu con người đến sao Hỏa, chúng ta có thể cần phải tạo ra một số tài nguyên quan trọng khi ở đó để tồn tại đủ lâu để khám phá và bổ sung cho chuyến hành trình dài trở về.

Đăng ngày: 04/12/2020
NASA tìm thấy bằng chứng về trận “siêu lụt” trên sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm

NASA tìm thấy bằng chứng về trận “siêu lụt” trên sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm

Các nhà nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về những gợn sóng khổng lồ trong miệng núi lửa Gale tương tự như những gợn sóng trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/11/2020
Dấu hiệu sốc: Tàu NASA tìm ra nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?

Dấu hiệu sốc: Tàu NASA tìm ra nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?

Láng giềng của Trái đất không thực sự là thế giới tuyệt chủng: núi lửa còn hoạt động có thể nuôi dưỡng một dạng sống ngoài hành tinh, có thể giống Trái đất

Đăng ngày: 23/11/2020
Phát hiện loạt dấu vết của lốc xoáy bụi trên sao Hỏa

Phát hiện loạt dấu vết của lốc xoáy bụi trên sao Hỏa

Tàu quỹ đạo sao hỏa MRO của NASA quan sát thấy rất nhiều vệt đen khổng lồ do lốc xoáy bụi gây ra trên bề mặt hành tinh đỏ.

Đăng ngày: 19/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News