"7 phút kinh hoàng" của robot NASA trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ đồ họa mô tả quá trình nguy hiểm mà robot nặng một tấn phải vượt qua để đáp xuống sao Hỏa hôm 18/2/2021.

Robot Perseverance sẽ đáp xuống miệng hố Jezero trên sao Hỏa để nghiên cứu bằng chứng về sự sống trong quá khứ. Nhưng để tiến hành nhiệm vụ, đầu tiên robot cần tiếp đất nhẹ nhàng. Trình tự thao tác cần thực hiện để hạ cánh xuống sao Hỏa thường được gọi là "7 phút kinh hoàng" vì nhiều lý do. Robot tự hành phải thực hiện quá nhiều thao tác trong thời gian cực ngắn, nếu không nó có thể đâm thẳng xuống bề mặt hành tinh. Hơn nữa, tất cả đều diễn ra tự động.


Đồ họa về quá trình hạ cánh của robot tự hành Perseverance. (Video: NASA).

Với khoảng cách 209 triệu km giữa Trái đất và sao Hỏa, mọi thứ trong video của NASA đều được điều khiển bởi máy tính tích hợp trên robot. Đầu tiên, ở độ cao hơn 100km bên trên sao Hỏa, robot Perseverance sẽ đối mặt với những luồng khí trong khí quyển. Ở thời điểm này, Perseverance vẫn nằm trong khoang bảo vệ và di chuyển ở 20.000km/h. Trong hơn 400 giây, hệ thống hạ cánh sẽ giảm tốc độ xuống chưa đến 1m/giây khi chuẩn bị tiếp đất.

Tấm chắn nhiệt đóng vai trò rất quan trọng. Khi khoang chứa robot lao sâu hơn qua khí quyển sao Hỏa, nó trở nên siêu nóng với nhiệt độ trên 1.000 độ C, nhưng cùng lúc, lực cản làm giảm đáng kể tốc độ rơi. Vào thời điểm dù siêu thanh mở ra từ phía sau khoang chứa, tốc độ của nó đã giảm xuống 1.200km/h. Perseverance sẽ bay với bộ dù rộng 21,5m trong hơn một phút.

Tuy nhiên, đó chưa phải là giai đoạn phức tạp nhất. Ở độ cao 2km, khi đang bay với tốc độ 100m/s, robot Perseverance và thiết bị phản lực tách khỏi khoang bảo vệ. Tiếp đó, 8 động cơ khai hỏa để giúp robot bay lơ lửng bên trên mặt đất. Dây thừng nylon được sử dụng để phương tiện có bánh trị giá hàng tỷ USD hạ thấp dần xuống đất. Khi Perseverance tiếp xúc với mặt đất, nó phải lập tức cắt dây cáp nối để khỏi bị kéo lê phía sau thiết bị phản lực.

7 phút kinh hoàng của robot NASA trên sao Hỏa
Công cụ định vị đã được cải tiến để Perseverance hạ cánh chuẩn xác hơn.

Trình tự trên rất giống quá trình mà robot tự hành gần nhất của NASA, Curiosity, trải qua trên bề mặt sao Hỏa cách đây 8 năm. Tuy nhiên, công cụ định vị đã được cải tiến để Perseverance hạ cánh chuẩn xác hơn. Việc tiếp đất sẽ diễn ra vào chiều tối trên sao Hỏa. Vào ngày robot hạ cánh, thời gian để tín hiệu vô tuyến truyền từ sao Hỏa tới Trái đất là 700 giây, có nghĩa khi NASA nhận thông báo từ Perseverance cho biết nó đã tiến vào tầng trên cùng của khí quyển, phương tiện có thể đã "chết" hoặc vẫn sống sót trên bề mặt hành tinh. Robot sẽ ghi lại quá trình tiếp đất bằng camera và microphone. Dữ liệu sẽ được truyền về Trái đất sau khi hạ cánh nếu Perseverance sống sót.

Trên bề mặt sao Hỏa, Perseverance sẽ nghiên cứu sự sống vi sinh vật trong quá khứ, thu thập mẫu vật đất đá và chuẩn bị cho những nhiệm vụ có người lái trong tương lai. Đây là một trong những cỗ máy tiên tiến nhất từng được phóng tới sao Hỏa, trang bị một mũi khoan để lấy mẫu vật gửi về Trái đất sau này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ chụp hình thiên thần trên sao Hỏa

Tàu vũ trụ chụp hình thiên thần trên sao Hỏa

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chia sẻ ảnh chụp hình thiên thần ở Bán cầu nam của sao Hỏa kèm theo dấu vết của lốc bụi.

Đăng ngày: 22/12/2020
Muối cô đặc trong lòng đất trên sao Hỏa có thể là nguồn cung cấp ôxy

Muối cô đặc trong lòng đất trên sao Hỏa có thể là nguồn cung cấp ôxy

Nếu con người đến sao Hỏa, chúng ta có thể cần phải tạo ra một số tài nguyên quan trọng khi ở đó để tồn tại đủ lâu để khám phá và bổ sung cho chuyến hành trình dài trở về.

Đăng ngày: 04/12/2020
NASA tìm thấy bằng chứng về trận “siêu lụt” trên sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm

NASA tìm thấy bằng chứng về trận “siêu lụt” trên sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm

Các nhà nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về những gợn sóng khổng lồ trong miệng núi lửa Gale tương tự như những gợn sóng trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/11/2020
Dấu hiệu sốc: Tàu NASA tìm ra nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?

Dấu hiệu sốc: Tàu NASA tìm ra nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?

Láng giềng của Trái đất không thực sự là thế giới tuyệt chủng: núi lửa còn hoạt động có thể nuôi dưỡng một dạng sống ngoài hành tinh, có thể giống Trái đất

Đăng ngày: 23/11/2020
Phát hiện loạt dấu vết của lốc xoáy bụi trên sao Hỏa

Phát hiện loạt dấu vết của lốc xoáy bụi trên sao Hỏa

Tàu quỹ đạo sao hỏa MRO của NASA quan sát thấy rất nhiều vệt đen khổng lồ do lốc xoáy bụi gây ra trên bề mặt hành tinh đỏ.

Đăng ngày: 19/11/2020
Mất bao nhiêu tiền để lên sao Hỏa?

Mất bao nhiêu tiền để lên sao Hỏa?

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cần thêm tới 1 tỷ USD trong ngân sách của họ và thêm 2 năm để hoàn thành sứ mệnh sao Hỏa.

Đăng ngày: 13/11/2020
Elon Musk liệu có thuộc địa hóa sao Hỏa và biến nó thành của riêng mình?

Elon Musk liệu có thuộc địa hóa sao Hỏa và biến nó thành của riêng mình?

Ngay cả khi không áp dụng luật lệ như trên Trái đất, sự sống trên Sao Hỏa vẫn phải vô cùng kỷ luật và có cấu trúc.

Đăng ngày: 03/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News