Điều gì xảy ra nếu tất cả băng trên thế giới tan trong 1 đêm?
99% lượng băng nước ngọt trên Trái đất đang nằm tại Bắc Cực và Nam Cực. Mỗi năm, lại một ít băng tan chảy vào đại dương và sẽ mất hàng trăm hàng ngàn năm để tất cả lượng băng này tan chảy hết. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả băng trên toàn cầu tan chảy chỉ trong một đêm?
Nhấn chìm các thành phố
Trong khi ta ngủ, mực nước biển sẽ dâng cao lên một con số khổng lồ 66m. Các thành phố ven biển như New York, Thượng Hải và London sẽ bị nhấn chìm trong biển nước và làm cho 40% dân số chịu cảnh vô gia cư.
Xâm nhập mặn nghiêm trọng
Trong khi trên mặt đất đang hỗn loạn thì bên dưới mặt đất, Lượng nước biển dâng cao khiến các mạch nước ngầm bị nhiễm mặn, nước mặn có thể đi vào các mạch nước ngầm sâu trong lục địa. Những mạch nước ngầm này chính là nguồn cung cấp nước ngọt cho con người phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu và làm mát các nhà máy điện. Toàn bộ các hệ thống này sẽ sụp đổ.
Xóa sổ các dòng hải lưu
Chưa hết, băng ở Bắc và Nam Cực được tạo thành từ nước ngọt vì vậy khi nó tan chảy, 69% lượng nước ngọt trên thế giới đổ thẳng vào đại dương điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dòng hải lưu và thời tiết trên trái đất.
Ví dụ như dòng hải lưu Gulf Stream mang không khí ấm áp đến Bắc Âu và hoạt động dựa vào dòng nước mặn đậm đặc từ Bắc Cực. Nhưng một lượng lớn nước ngọt từ băng tan sẽ khiến biển bị pha loãng làm suy yếu hoặc thậm chí xóa sổ luôn dòng hải lưu này. Và khi không có không khí ấm từ Gulf Stream nhiệt độ của Bắc Âu sẽ giảm mạnh và trở thành một kỷ băng hà thu nhỏ. Nhưng đây chưa phải điều tồi tệ nhất.
Đe dọa nhiễm độc DDT và nhiễm độc thủy ngân diện rộng
Một trong những mối đe dọa lớn nhất là các hóa chất DDT (Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane) được tích trữ trong các con sông băng ở Himalaya trong nhiều thập kỷ. Mà một khi băng tang, chúng sẽ giải phóng lượng lớn hóa chất trên vào môi trường, đầu độc sông hồ và nguồn nước, đầu độc người dân.
Một mối đe dọa khác đến từ khối băng vĩnh cửu ở Bắc Cực nơi tích trữ đến 56 triệu lít thủy ngân, một con số khổng lồ tương đương lượng thủy ngân hiện tại có trên Trái đất. Vì thủy ngân là nguyên tố kim loại cực độc nên việc lượng băng này tan chảy sẽ dẫn đến nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm cả một khu vực rộng lớn.
Hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất trở nên khắc nghiệt hơn
Không chỉ thế một lượng lớn khí Co2 và metan cũng được lưu trữ trong khối băng vĩnh cửu Bắc Cực, nếu lượng khí này thoát ra ngoài có thể tăng gấp đôi lượng khí nhà kính trong khí quyển khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên 3.5 độ C. Việc này sẽ khiến hàng loạt quốc gia trên thế giới hạn hán. Một lượng lớn hơi nước ở sông hồ bốc hơi cùng với khí hậu nóng sẽ là nguyên liệu hình thành các cơn bão thường xuyên hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, càn quét các quốc gia có đường bờ biển.

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?
Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.

Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới
Bia sữa, bia nước tiểu bò, bia sữa ngựa, bia pizza, bia giúp ngực to… là những loại bia độc nhất vô nhị trên thế giới.

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?
Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?
Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?
