Khai quật hài cốt của "cha đẻ" ngành di truyền học Mendel

Quá trình phân tích cho thấy bộ xương của nhà khoa học Gregor Mendel cao 1,68m, hộp sọ chứa một bộ não lớn khác thường.

Trong dịp sinh nhật lần thứ 200 của Gregor Mendel, "cha đẻ" của ngành di truyền học, vào năm ngoái, nhóm nghiên cứu tại Đại học Masaryk (Ukraine), Trường Augustinian Abbey (Philippines) và một số tổ chức khác quyết định khai quật hài cốt của ông để nghiên cứu ADN, IFL Science hôm 3/1 đưa tin.

Khai quật hài cốt của cha đẻ ngành di truyền học Mendel
Chân dung Gregor Mendel, "cha đẻ" của ngành di truyền học. (Ảnh: Hulton Archive).

Gregor Mendel (1822 - 1884) sinh ra tại đế quốc Áo. Ông tìm ra một số quy luật di truyền thông qua hàng loạt thí nghiệm trên cây đậu năm 1856 - 1863. Sau đó, ngành di truyền học đã tiến bộ nhanh chóng.

Hàng nghìn năm nay, nông dân đã biết cách gây giống động vật để truyền lại những đặc điểm mong muốn, nhưng nghiên cứu của Mendel là công trình đầu tiên thiết lập các quy luật di truyền sinh học - ngày nay gọi là di truyền Mendel. Vài thập kỷ sau khi ông qua đời, con người mới hiểu rõ cơ chế phân tử đằng sau sự di truyền - ADN.

"Mendel là một con người phi thường, hiểu biết đa lĩnh vực với những ý tưởng đi trước thời đại. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi đồng ý cho khai quật và nghiên cứu khoa học, để di sản của ông trường tồn và được công chúng biết đến", Paul Graham, trợ lý của Đại Hội đồng Curia, giải thích.

Khai quật hài cốt của cha đẻ ngành di truyền học Mendel
Hộp sọ của Gregor Mendel. (Ảnh: Evy Drozdov/Đại học Masaryk)

Đến tháng 2/2022, hài cốt của Mendel đã được tìm thấy và khai quật trong ngôi mộ ở Nghĩa trang Trung tâm Brno, Cộng hòa Czech. Ngoài việc ghi nhận bộ xương cao 1,68 m, các nhà nghiên cứu cũng báo cáo rằng hộp sọ chứa một bộ não lớn khác thường.

"Chúng tôi đã lo ngại sẽ không tìm thấy Mendel. Nhưng rồi chúng tôi phát hiện toàn bộ hài cốt của ông ấy trong một chiếc quan tài. Ông ấy thậm chí vẫn còn quần áo và giày", Eva Drozdová, chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Sinh học và Nhân học Phân tử tại Đại học Masaryk, cho biết.

Sau khi để hài cốt khô lại trong phòng chuyên dụng, nhóm nghiên cứu bắt đầu lấy ADN từ răng và xương. Bằng cách so sánh các mẫu này với ADN thu được từ vật dụng cá nhân lưu trữ tại Bảo tàng Mendel, họ có thể xác nhận đây thực sự là hài cốt của Mendel.

Nghiên cứu sâu về bộ gene của Mendel cho thấy ông có các biến dị di truyền liên quan đến bệnh tiểu đường, tim và thận. Ông cũng mang một gene liên quan đến chứng động kinh và các vấn đề về thần kinh. Nhóm nghiên cứu suy đoán, điều này có thể giúp giải thích một số triệu chứng tâm lý và thần kinh mà ông từng gặp phải.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hóa thạch chim có hộp sọ như khủng long bạo chúa

Hóa thạch chim có hộp sọ như khủng long bạo chúa

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện bộ xương hoàn chỉnh hiếm thấy của một loài chim sống trong kỷ Phấn trắng với đặc điểm tiến hóa khác thường.

Đăng ngày: 05/01/2023
Top 10 khám phá Ai Cập cổ đại đáng kinh ngạc trong năm 2022

Top 10 khám phá Ai Cập cổ đại đáng kinh ngạc trong năm 2022

Từ xác ướp với những chiếc lưỡi mạ vàng cho đến kim tự tháp được xây dựng cho một nữ hoàng chưa từng được biết đến trước đây… là 10 khám phá ngoạn mục về Ai Cập cổ đại trong năm 2022.

Đăng ngày: 04/01/2023
Trục vớt xác tàu 500 năm tuổi dưới hồ nước Anh

Trục vớt xác tàu 500 năm tuổi dưới hồ nước Anh

Trong lúc nạo vét đáy hồ tại một mỏ đá ở hạt Kent, các công nhân đã tìm thấy con tàu gỗ quý hiếm từ thời Nữ hoàng Elizabeth I.

Đăng ngày: 04/01/2023
Mỹ trả cổ vật

Mỹ trả cổ vật "Quan tài Xanh" trị giá một triệu USD cho Ai Cập

Một cỗ quan tài từ thời Ai Cập cổ đại bị đánh cắp và buôn lậu đã được Mỹ trả lại cho giới chức Cairo trong lễ bàn giao hôm 2/1.

Đăng ngày: 04/01/2023
Tìm thấy loại cây được dùng để xây Vạn lý Trường thành

Tìm thấy loại cây được dùng để xây Vạn lý Trường thành

Các nhà khoa học phân tích thực vật lẫn trong vật liệu xây dựng Vạn lý Trường thành phát hiện trong vật liệu xây dựng có cây sậy.

Đăng ngày: 03/01/2023
Điều gì sẽ xảy ra nếu hổ răng kiếm vẫn tồn tại cho đến ngày nay?

Điều gì sẽ xảy ra nếu hổ răng kiếm vẫn tồn tại cho đến ngày nay?

Hổ răng kiếm là một trong những loài động vật thuộc Kỷ băng hà được nhiều người biết tới nhất, tuy nhiên khoa hoc hiện đại vẫn chưa thực sự hiểu rõ về loài động vật săn mồi to lớn này.

Đăng ngày: 02/01/2023
Quái vật

Quái vật "máy nghiền" mới lộ diện ở Brazil: Dài 6m, 72 triệu tuổi

Titanochampsa iorii, cái tên bao hàm cụm từ Titan chỉ những người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, đã được dùng để đặt cho loài quái vật đáng sợ ở São Paulo - Brazil.

Đăng ngày: 02/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News