Khai quật mộ cổ 1.000 năm tuổi thuộc nền văn minh Moche

Mười một bộ xương của người Moche đã được tìm thấy trong một ngôi mộ tại khu khảo cổ Huaca Santa Rosa de Pucala ở vùng Chiclayo, tây bắc Peru.

Khai quật mộ cổ 1.000 năm tuổi thuộc nền văn minh Moche
Ngôi mộ nằm trong khu khảo cổ Huaca Santa Rosa de Pucala. (Ảnh: Bộ Văn hóa Peru).

Hai trong số các hài cốt là của trẻ em với các biểu tượng bí ẩn đánh dấu trên hộp sọ. Một bộ xương của người trưởng thành được tìm thấy trong căn phòng có mái che và một bộ khác được chôn cùng quyền trượng, cho thấy cả hai đều có địa vị xã hội cao và nhiều khả năng là linh mục. Danh tính của những người còn lại chưa được xác định.

Theo Giám đốc dự án Edgar Bracamonte từ Đại học Quốc gia Trujillo của Peru, phần lớn các bộ xương đều bị mất bàn chân. Các nhà khảo cổ cho rằng chúng có thể đã bị cắt trong một nghi thức tôn giáo. "Chúng tôi cần nghiên cứu thêm nhưng rõ ràng, bàn chân của họ không có ở đó khi chôn cất", Bracamonte cho biết.

Khai quật mộ cổ 1.000 năm tuổi thuộc nền văn minh Moche
Phần lớn các bộ xương được tìm thấy đều mất bàn chân. (Ảnh: Bộ Văn hóa Peru).

Khu khảo cổ Huaca Santa Rosa de Pucala được xem là trung tâm diễn ra các nghi lễ của người Moche. Hài cốt được chôn trong buồng lớn rất có thể của một nhà lãnh đạo tôn giáo. Bên cạnh các bộ xương người, nhiều đồ vật bằng gốm sứ cũng được tìm thấy bên trong ngôi mộ.

Nền văn minh Moche từng phát triển rực rỡ ở miền bắc Peru trong khoảng thời gian từ năm 100 đến năm 800. Các nhà sử học cho rằng họ không có tổ chức chính trị như một quốc gia hay đế chế mà thay vào đó là một nhóm gồm nhiều tổ chức tự trị có chung một nền văn hóa. Người Moche đã phát triển một xã hội nông nghiệp hoàn hảo với hệ thống kênh mương tưới tiêu phức tạp trên bờ biển. Nền văn minh này cũng nổi tiếng với các công trình kiến trúc đồ sộ như cung điện và kim tự tháp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuyền của pharaoh Ai Cập suốt 5.000 năm vẫn còn nguyên vẹn

Thuyền của pharaoh Ai Cập suốt 5.000 năm vẫn còn nguyên vẹn

Các nhà khảo cổ học Ai Cập từng phát hiện chiếc thuyền gỗ cách đây gần 5.000 năm của hoàng đế Khufu trong tình trạng “nguyên vẹn hoàn hảo”.

Đăng ngày: 22/12/2019

"Kẹo cao su" thời đồ đá hé lộ cuộc đời cô gái sống 5.700 năm trước

Những dấu vết ADN còn lưu lại trên cục hắc ín bạch dương mà cô gái nhai như "kẹo cao su" đã hé lộ nhiều điều về bộ gen và thói quen sinh hoạt của cô.

Đăng ngày: 22/12/2019
Biểu tượng y học kéo dài 5 thiên nhiên kỷ của phụ nữ từ thời Ai Cập cổ đại có thể chỉ là một

Biểu tượng y học kéo dài 5 thiên nhiên kỷ của phụ nữ từ thời Ai Cập cổ đại có thể chỉ là một "cú lừa"

Câu chuyện về Merit Ptah - người được xem là biểu tượng, một tấm gương để phụ nữ hướng tới khi nghiên cứu các lĩnh vực khoa học có thể không đúng sự thật.

Đăng ngày: 21/12/2019
Bộ não hóa thạch được tìm thấy trong các sinh vật giống như bọ cổ đại

Bộ não hóa thạch được tìm thấy trong các sinh vật giống như bọ cổ đại

Các vết đen được tìm thấy trong hóa thạch của các sinh vật giống bọ xít 500 triệu năm tuổi có thể được bảo tồn tốt có mô não đối xứng.

Đăng ngày: 21/12/2019
Phát hiện thêm loài người khác tồn tại song song chúng ta suốt 200.000 năm

Phát hiện thêm loài người khác tồn tại song song chúng ta suốt 200.000 năm

Họ có thể là loài sống thọ nhất trong chi Người, là tổ tiên trực hệ của người lùn Hobbit, vẫn tồn tại âm thầm trên một hoang đảo suốt phần lớn lịch sử của loài người hiện đại.

Đăng ngày: 21/12/2019
Tường chắn sóng 7.000 năm dưới biển Địa Trung Hải

Tường chắn sóng 7.000 năm dưới biển Địa Trung Hải

Bức tường dài 100 m và cao gần 3 m từng bảo vệ những người dân làng thời Đồ đá mới khi nước biển dâng cao cuối kỷ Băng Hà.

Đăng ngày: 21/12/2019
Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới

Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới

Các nhà khoa học cho rằng việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới về chiến dịch Bạch Đằng Giang, có thể làm thay đổi nhận định trước đây.

Đăng ngày: 21/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News