Khai quật quan tài La Mã 2.000 năm tuổi bằng chì ở Ai Cập
Các chuyên gia tìm thấy quan tài cổ, nhiều khả năng thuộc về cá nhân địa vị cao, trong nghĩa địa La Mã và đang chờ để mở nắp.
Nhóm công nhân và chuyên gia khảo cổ bảo quản quan tài La Mã trong thùng gỗ hôm 14/2. (Ảnh: Reuters)
Cơ quan cổ vật Dải Gaza hôm 14/2 thông báo, phát hiện quan tài cổ tại một nghĩa địa La Mã 2.000 năm ở phía bắc Dải Gaza vào năm ngoái. Đến nay, 90 ngôi mộ cá nhân và tập thể đã được tìm thấy tại đây. Các công nhân xây dựng trong một dự án nhà ở do Ai Cập tài trợ phát hiện nghĩa địa cổ này năm 2022. Nghĩa địa hiện do một nhóm chuyên gia Pháp giám sát.
Cơ quan cổ vật Dải Gaza cho biết, quan tài làm bằng chì và nhiều khả năng thuộc về một nhân vật địa vị cao thời La Mã, nhưng hiện chưa được mở. Họ đang đặt quan tài trong một thùng gỗ bảo vệ. Các nhóm chuyên gia từ Palestine và quốc tế sẽ nghiên cứu thêm về hiện vật này.
Nhóm khảo cổ sẽ chờ một chuyên gia kim loại quốc tế đến để tiến hành mở quan tài, theo Tareq Al-Af, phát ngôn viên của Cơ quan cổ vật Dải Gaza. Af cho biết, một số bình đất sét và vật dụng khác được tìm thấy trong nghĩa địa cũng tồn tại từ thời La Mã, cách đây khoảng 2.000 năm.
Nghĩa địa ở phía bắc Dải Gaza nằm ở vị trí cảng biển cũ từ thời Hy Lạp và La Mã. Gaza lưu giữ nhiều cổ vật vì từng là điểm giao thương quan trọng của nhiều nền văn minh, từ thời Ai Cập cổ đại đến đế quốc La Mã và các cuộc thập tự chinh. Nơi đây lưu giữ những tàn tích từ cuộc vây hãm của Alexander Đại đế và chuyến xâm lược của người Mông Cổ.
Gaza do nhóm chiến binh Hồi giáo Palestine Hamas kiểm soát. Nhóm này đã tham gia 4 cuộc chiến tranh với Israel kể từ năm 2008. Xung đột ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế địa phương và nhà chức trách thường hợp tác với những nhóm chuyên gia quốc tế để giúp khai quật và bảo tồn các phát hiện khảo cổ.

Phục dựng gương mặt người đàn ông sống cách đây gần 10.000 năm trước
Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc dựng lại gương mặt của một người đàn ông sống ở Brazil cách đây khoảng 9.600 năm.

Phát hiện miếng vàng bọc thủy tinh niên đại hơn 1.600 năm
Mảnh thủy tinh vàng, nhiều khả năng từng là đáy của một chiếc cốc uống nước, khắc họa chân dung tinh xảo của nữ thần Roma.

Tìm ra ra cách con người lần đầu tiên định cư ở siêu lục địa
Cách đây khoảng 75.000 đến 50.000 năm, con người bắt đầu tìm đường đi xuyên qua siêu lục địa Sahul, một vùng đất rộng lớn nối liền những nơi ngày nay là Úc, Tasmania, New Guinea và quần đảo Aru.

Vén màn bí ẩn "khủng long lai đại bàng, cá sấu" hơn 200 triệu tuổi
Các kỹ thuật mới đã giúp giới cổ sinh vật học giải mã nhiều bí ẩn còn tồn động về Aetosaur, sinh vật dài khoảng 6 m của kỷ Tam Điệp, trông như sản phẩm hỗn hợp của khủng long, đại bàng, cá sấu.

Phát hiện sốc: "Đồ công nghệ" 3 triệu tuổi không phải con người làm ra
Các loại công cụ được chế tạo với công nghệ vượt bậc từ 3 triệu năm trước đã được tìm thấy ở bên hồ Victoria, châu Phi.

Kubanochoerus gigas: Loài lợn cổ xưa có sừng giống như kỳ lân trong thần thoại
Kubanochoerus gigas là một loài lợn cổ đại từng sống tại miền nam Nga và Trung Quốc. Loài này được đặt tên theo sừng mọc ra từ giữa trán, vì vậy được gọi là lợn kỳ lân.
