Khai quật tàn tích đền thờ 5.000 năm tuổi

Các nhà khoa học tìm thấy nhiều cổ vật và lượng lớn xương động vật tại đền thờ dành cho Ningirsu, thần chiến tranh trong nền văn minh Lưỡng Hà.

Ngôi đền tại Girsu, Iraq, được dùng để tổ chức những bữa tiệc, buổi diễu hành và nghi lễ cúng tế động vật dành cho thần Ningirsu từ năm 2950-2350 trước Công nguyên, Live Science hôm 30/3 đưa tin. Nhóm chuyên gia đào lên hơn 300 cốc, bát, các loại bình, vại, ấm bằng gốm bị sứt mẻ, cùng lượng lớn xương động vật. Chúng nằm bên trong hoặc gần một chiếc hố sâu 2,5 m, theo Sebastien Rey, giám đốc Dự án Girsu của Bảo tàng Anh, và Tina Greenfield, nhà khảo cổ tại Đại học Saskatchewan.

Khai quật tàn tích đền thờ 5.000 năm tuổi
Nhóm chuyên gia tiến hành khai quật đền thờ cổ ở Girsu. (Ảnh: Ancient Origins).

Một trong những đồ vật ấn tượng nhất mà nhóm chuyên gia tìm thấy là bức tượng đồng nhỏ trông giống con vịt, mắt làm bằng vỏ cứng của động vật. Đây nhiều khả năng là vật để thờ Nanshe, nữ thần gắn liền với nước, đầm lầy và các loài chim nước. Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng khai quật được mảnh bình vỡ khắc chữ về Ningirsu.

Rey và Greenfield cho biết, số cốc và ly họ tìm thấy có thể được dùng trong bữa tiệc tôn giáo trước khi bị vứt vào hố. Trong khi đó, xương động vật gồm cừu, bò, hươu, linh dương, cá, dê, lợn và chim, là phần còn lại sau khi chúng bị ăn thịt hoặc giết để phục vụ việc cúng tế.

Lớp tro dày bao phủ sàn của ngôi đền nhiều khả năng là dấu vết của những nghi thức đốt lửa. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy 8 mảnh vỡ hình bầu dục đầy tro có thể là phần còn lại của đèn lồng hoặc đèn đặt dưới sàn.

Những tấm bảng khắc chữ tượng hình được tìm thấy tại Girsu cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, miêu tả các buổi lễ và diễu hành tôn giáo diễn ra tại đền thờ. Theo đó, lễ tôn vinh thần Ningirsu diễn ra hai lần mỗi năm và kéo dài 3 hoặc 4 ngày. Trong nghi lễ, người xưa sẽ tổ chức diễu hành từ trung tâm Girsu, đi qua lãnh thổ thành phố rồi đến Gu'edena, nơi nằm ngày bên ngoài Girsu, sau đó vòng lại và kết thúc ở khu trung tâm ban đầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch người đứng thẳng lâu đời nhất

Phát hiện hóa thạch người đứng thẳng lâu đời nhất

Homo erectus, tổ tiên trực tiếp của người hiện đại, đã xuất hiện trên Trái Đất sớm hơn nhiều so với những gì các nhà khoa học từng nghĩ.

Đăng ngày: 04/04/2020
Tại sao không có động vật có vú khổng lồ trong kỷ nguyên khủng long?

Tại sao không có động vật có vú khổng lồ trong kỷ nguyên khủng long?

Thời tiền sử là kỷ nguyên của những loài động vật khổng lồ, nhưng lý do vì sao trong thời đại của khủng long lại không có những loài động vật có vú khổng lồ thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 04/04/2020
90 triệu năm trước, phía Tây Nam Cực là một rừng mưa rộng lớn

90 triệu năm trước, phía Tây Nam Cực là một rừng mưa rộng lớn

Các nhà khoa học cho biết hầu hết phần Tây của Nam Cực và nhiều vùng rộng lớn ở Đông Nam Cực đã từng là rừng mưa.

Đăng ngày: 03/04/2020
Mảnh giấy cói tiết lộ cách người Ai Cập cổ đại thử thai

Mảnh giấy cói tiết lộ cách người Ai Cập cổ đại thử thai

3.500 năm trước, phụ nữ Ai Cập nhận biết mình có con hay không bằng cách trộn nước tiểu vào túi lúa mạch và lúa mì. Nếu hạt nảy mầm nghĩa là họ có thai.

Đăng ngày: 03/04/2020
Các tổ ong bắp cày giúp xác định niên đại của các bức tranh đá trong hang động ở Úc

Các tổ ong bắp cày giúp xác định niên đại của các bức tranh đá trong hang động ở Úc

Theo ABCNews, một nghiên cứu mới cho thấy những bức tranh đá của thổ dân Úc ở quận Kimberley của Tây Úc đã được tạo ra khoảng 12.000 năm trước. Các tổ ong bắp cày đã giúp xác định tuổi của các bức tranh đó.

Đăng ngày: 03/04/2020
Cá Dunkleosteus:

Cá Dunkleosteus: "Kẻ hủy diệt" của kỷ Devon

Trước khi loài khủng long xuất hiện, Trái Đất cũng từng tồn tại rất nhiều loài động vật được mệnh danh là sát thủ khét tiếng, trong số đó có rất nhiều loài đến từ đại dương và cá Dunkleosteus là một trong số đó.

Đăng ngày: 01/04/2020
Vật chất đen dưới đáy hồ tiết lộ sự thật về một

Vật chất đen dưới đáy hồ tiết lộ sự thật về một "Trái đất địa ngục"

Một khoáng chất đen bóng được đưa lên mặt đất từ những lõi khoan đáy hồ Onega, góc Tây Bắc nước Nga có thể khiến các nhà khoa học phải viết lại lịch sử trái đất.

Đăng ngày: 01/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News