Khai thác nghĩa địa ngoài trái đất
Bộ Quốc phòng Mỹ muốn sử dụng những bộ phận còn hoạt động trong "nghĩa địa vệ tinh" bên ngoài địa cầu để chế tạo những vệ tinh mới.
Hình minh họa một vệ tinh đã ngừng hoạt động trên quỹ đạo. (Ảnh: AP)
Khi các vệ tinh “chết”, các bộ phận như ăng-ten và tấm pin mặt trời vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta không nghĩ đến việc tận dụng và tái sử dụng các bộ phận của vệ tinh sau khi phóng chúng ra khỏi địa cầu nữa. Thực trạng này khiến vũ trụ trở thành một bãi rác thật sự, đồng thời chi phí xây dựng các vệ tinh mới cũng tăng đáng kể.
Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng (DARPA) chi 180 triệu USD cho một chương trình được mệnh danh là "Cướp mộ vũ trụ" nhằm giảm chi phí chế tạo vệ tinh mới bằng việc tái sử dụng các phần còn giá trị của vệ tinh “chết”. Tên chính thức của chương trình là "Phượng hoàng", AP đưa tin.
Nhiều công ty đã đầu tư vào dự án mới đầy triển vọng của DARPA. Theo kế hoạch, DARPA sẽ thử nghiệm tái sử dụng ăng-ten của vệ tinh cũ trong vệ tinh mới vào năm 2016. Các nhà khoa học sẽ phóng các robot được lập trình tới những vệ tinh chết, làm nổ chúng để lấy các bộ phận còn hoạt động. Đồng thời các vệ tinh mini riêng biệt cũng được phóng lên vũ trụ. Sau đó hệ thống robot lắp ráp các bộ phận còn hoạt động của vệ tinh cũ vào các vệ tinh mini để tạo ra một hệ thống liên lạc mới.
DARPA đã xác định 140 vệ tinh cũ có thể trở thành mục tiêu trong thử nghiệm đầu tiên của họ.
Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Harvard và là một chuyên gia về vệ tinh, coi đây là “một ý tưởng thú vị", về lâu dài có thể làm giảm chi phí chế tạo vệ tinh. Ông cho rằng thử thách lớn nhất trong thử nghiệm sắp tới là việc tách các ăng-ten từ vệ tinh chết mà không làm vỡ chúng và kết nối chúng với vệ tinh mini.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
