Khám phá báu vật kiến trúc của người Ai Cập cổ đại

Không chỉ đơn giản là đo mực nước, các công trình này có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Ai Cập thời cổ đại.


Thời cổ đại, người dân Ai Cập sống phụ thuộc vào nguồn phù sa từ những cơn lũ sông Nile. Mực nước dâng quyết định chất lượng và sản lượng vụ thu hoạch năm đó, cũng như mức thuế phải đóng. Do đó, người Ai Cập bắt đầu đo mực nước sông Nile để dự báo mùa màng. (Ảnh: Mena House Hotel).


Ban đầu, đó chỉ là các vệt được khắc ở bờ sông, sau đó, người Ai Cập đánh dấu trên cầu thang, cột trụ, giếng, và những công trình được gọi chung là nilometer (thước đo sông Nile). Quan tư tế hoàng gia sẽ ghi chép lại con số hàng ngày và công bố khi cơn lũ mùa hè đến. (Ảnh: Whitesharktravel).


Nilometer đơn giản nhất là một cột trụ được cắm xuống sông, với các vết khắc thể hiện mực nước. Sau này, các cột trụ bắt đầu được dựng trong các công trình bằng đá lộng lẫy, như tháp đo trên đảo Rhode, trung tâm Cairo. (Ảnh: @Adventure_focus).


Một nilometer quan trọng khác nằm trên đảo Elephantine ở Aswan, gồm một cầu thang dẫn xuống nước và các vết khắc trên tường. Elephantine nằm ở biên giới phía nam Ai Cập, và là nơi đầu tiên nhận biết dấu hiệu của cơn lũ sắp đến. (Ảnh: Globalgeography).


Kiến trúc nilometer phức tạp nhất gồm một con kênh hay con lạch dài dẫn nước từ bờ sông vào một giếng hay bể chứa. Chúng thường nằm trong các ngôi đền, nơi chỉ quan tư tế và hoàng tộc được phép vào. (Ảnh: Atlasobcura).


Một ví dụ điển hình cho kiến trúc này là nilometer tại đền Kom Ombo, phía bắc Aswan. (Ảnh: Olaf Tausch).


Các nilometer hàng nghìn năm tuổi vẫn được sử dụng tới tận thế kỷ 20, khi các con đập ở Aswan chấm dứt lũ hàng năm trên sông Nile và khiến chúng không còn có thể thực thi nhiệm vụ. (Ảnh: Amusingplanet).


Ngày nay, chúng là các điểm tham quan thú vị, đưa du khách ngược dòng thời gian trở về thời của nền văn minh Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Amusingplanet).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Đăng ngày: 27/01/2025
10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Đăng ngày: 14/01/2025
15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đăng ngày: 11/01/2025
Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Đăng ngày: 11/01/2025
Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole

Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole

Acropole là tên gọi của những quần thể công trình đền đài, tường thành, xây dựng trên những khu đồi cao, dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo. Khi ta dùng chữ Acropole với chữ A viết hoa ở đầu dó có nghĩa là Acropole ở Athènes

Đăng ngày: 06/01/2025
Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

Đăng ngày: 14/12/2024
Công trường xây dựng trạm thủy điện lớn thứ hai thế giới

Công trường xây dựng trạm thủy điện lớn thứ hai thế giới

Bạch Hạc Than là công trình thủy điện đang được Trung Quốc xây dựng trên sông Kim Sa một nhánh thượng nguồn sông Dương Tử, nằm giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.

Đăng ngày: 12/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News