Khám phá bí ẩn về Jovian Trojan
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm được manh mối mới về bí ẩn của Jovian Trojan, tức nhóm các tiểu hành tinh quay quanh Mặt trời trên quỹ đạo như sao Mộc.
Các tiểu hành tinh trên bất thường ở chỗ chúng di chuyển theo nhóm, với một nhóm dẫn đầu theo quỹ đạo phía trước hành tinh khí khổng lồ, còn nhóm thứ hai kéo theo sau.
Dữ liệu do phi truyền WISE của NASA thu thập được đã hé lộ chi tiết về màu sắc của các Trojan, manh mối quan trọng giúp xác định được cấu tạo và nguồn gốc của chúng, theo Phòng thí nghiệm Động lực học ở Pasadena, California.
Sao Mộc nằm giữa hai nhóm tiểu hành tinh - (Ảnh: NASA)
Phát hiện trên cho thấy các Trojan không giống như những tiểu hành tinh từ vành đai chính nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, hay gia đình các vật thể nằm ở vành đai Kuiper, thuộc khu vực băng giá gần sao Diêm Vương.
“Sao Mộc và sao Thổ ngày nay đều có quỹ đạo ổn định, nhưng trong quá khứ, chúng dao động liên tục và chắn đường bất cứ tiểu hành tinh nào có cùng quỹ đạo với mình”, theo Space.com dẫn lời Tommy Grav, một chuyên gia tham gia sứ mệnh WISE thuộc Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson.
Chuyên gia Grav cho biết, sao Mộc sau đó lại khống chế các tiểu hành tinh Trojan, nhưng giới khoa học không biết được nguồn gốc xuất xứ của các nhóm này.
Nghiên cứu mới cho thấy chúng có thể sinh ra trong khu vực này chứ không bị lôi về từ những nơi khác như ở vành đai Kuiper.
Nếu thực sự là như vậy, các tiểu hành tinh có thể được hình thành từ dạng vật chất nguyên sơ trong khu vực quanh sao Mộc.
Những hành tinh khác trong hệ Mặt trời cũng kéo theo các tiểu hành tinh Trojan trên quỹ đạo của mình, bao gồm sao Hỏa, Hải Vương tinh và thậm chí Trái đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
