Khám phá cách kí sinh trùng điều khiển hành vi vật chủ

Không chỉ có trong phim kinh dị, những loài kí sinh trùng có khả năng điều điều khiển vật chủ lớn hơn nó gấp nhiều lần cũng tồn tại ngay trong đời sống chúng ta.

Đây là những sinh vật sống trong cơ thể vật chủ, chúng có thể chi phối thần kinh và thậm chí giết chết vật chủ. Khác với những loài kí sinh thông thường sống nhờ trên vật chủ, những kí sinh trùng này có khả năng tấn công trực tiếp vào não bộ và điều khiển hành vi của vật chủ để phát triển, sinh sản và nối dài chu kì sống.

Giun Gordian

Khám phá cách kí sinh trùng điều khiển hành vi vật chủ

Một trong những vật chủ của nó loài dế. Giun Gordian cần nước để kết đôi và sinh sản, nhưng dế lại thích nơi đất khô. Vì vậy khi đủ lớn, giun tiết ra một loại protein làm sai lệch hệ thống định vị của con dế khiến con dế nhảy loạn xạ, di chuyển tới gần nguồn nước hơn và cuối cùng nhảy xuống nước và chết đuối. Khi đó giun chui khỏi vật chủ, bắt đầu kết đôi và sinh sản, trứng của nó bị ăn bởi côn trùng dưới nước, côn trùng khi trưởng thành bay đi và lại bị ăn bởi dế. Từ đó, giun Gordian tiếp tục lặp lại chu kì sống của mình.

Virus bệnh dại

Khám phá cách kí sinh trùng điều khiển hành vi vật chủ

Cũng là một loại kí sinh có khả năng tác động đến não bộ. Virus thường xuất hiện ở loài chó và di chuyển theo dây thần kinh lên não, gây viêm nhiễm và cuối cùng giết chết vật chủ. Nhưng trước đó, nó thường làm tăng sản sinh nước miếng nhiễm dại và tăng tính hung hăng của vật chủ khiến vật chủ tăng không kiểm soát được và muốn cắn vật khác, tăng khả năng lây lan virus.

Nấm zombie Ophiocordyceps

Khám phá cách kí sinh trùng điều khiển hành vi vật chủ

Vật chủ của nó là kiến nhiệt đới thường sống trên ngọn cây. Sau khi bào tử nấm zombie xâm nhập vào cơ thể kiến bằng cách đục lỗ trên thân, chúng khiến kiến co quắp và rơi khỏi cây. Nấm thay đổi hành vi của kiến, bắt nó đi lang thang trong vô thức tới khi sẩy chân vào lá cây có đủ điều kiện cho nấm sinh sản, sau đó, nấm kí sinh chui ra từ cổ kiến phát triển và tiếp tục phát tán bào tử lây nhiễm cho các con kiến khác.

Plasmodium, tác nhân bệnh sốt rét

Khám phá cách kí sinh trùng điều khiển hành vi vật chủ

Một trong những kẻ sát nhân nguy hiểm nhất và cũng là một ký sinh trùng mặc dù không chi phối não bộ nhưng vẫn có thể thay đổi hành vi vật chủ. Ký sinh trùng này cần loài muỗi làm trung gian, nó khiến muỗi đốt thường xuyên hơn và lâu hơn để chuyển những virus này vào cơ thể vật chủ. Và con người hoặc động vật khác khi bị bệnh sốt rét cũng sẽ thu hút muỗi hơn, thế là virus lại trở về vật chủ trung gian và tiếp tục lan truyền gây ra hàng trăm triệu ca sốt rét mỗi năm.

Toxoplasma kí sinh giúp loài mèo

Khám phá cách kí sinh trùng điều khiển hành vi vật chủ

Có một vi sinh vật gọi là Toxoplasma, chúng cần cả mèo và động vật gặm nhấm để hoàn thành vòng đời. Khi một con chuột bị lây nhiễm do ăn phân mèo, ký sinh trùng thay đổi nồng độ chất hóa học trong não chuột, làm cho nó ít đề phòng mèo hơn. Biến chúng thành những con mồi dễ dàng và bị ăn thịt, và cứ thế tiếp tục lây truyền ký sinh trùng.

Trong hầu hết các trường hợp, ta không hoàn toàn hiểu cách chúng thay đổi hành vi vật chủ nhưng những gì ta biết cho thấy chúng thật sự đa dạng. Giun Gordian tác động trực tiếp lên bộ não loài dế. Ký sinh trùng sốt rét lại kiềm chế enzyme buộc muỗi phải đốt nhiều hơn. Virus dại có thể gây ra hành vi muốn cắn bằng cách quá tải bộ não. Qua tất cả những điều trên bạn có thắc mắc liệu con người có đang bị chi phối bởi kí sinh trùng nhưng lại không hề hay biết? Vì hơn một nửa sinh vật trên thế giới là kí sinh trùng và có thể còn nhiều hơn thế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Gốc cây

Gốc cây "zombie" được khu rừng nuôi sống

Gốc cây kauri trong rừng New Zealand ghép rễ để hút nhờ nước và dưỡng chất từ những cây hàng xóm, gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu.

Đăng ngày: 27/07/2019
Ba loài côn trùng góp công lớn cho y học

Ba loài côn trùng góp công lớn cho y học

Nọc độc của nhện có khả năng điều trị động kinh và đường ruột, còn nọc độc ong bắp cày có thể ức chế tăng sinh tế bào ung thư.

Đăng ngày: 25/07/2019
Loài nấm sát thủ ký sinh khiến kiến chết dần chết mòn trong đau đớn

Loài nấm sát thủ ký sinh khiến kiến chết dần chết mòn trong đau đớn

Nấm sát thủ kiểm soát cơ hàm của loài kiến trước khi điều khiển con vật cắm hàm vào thân hoặc lá cây rồi chết dần trong đau đớn.

Đăng ngày: 24/07/2019
Chuyện về cây sồi cổ thụ

Chuyện về cây sồi cổ thụ "mai mối" cho 100 cặp tình nhân nhưng bản thân mãi cô đơn

Ở Đức có một cây sồi hàng trăm tuổi được gọi là "cây cô dâu chú rể", tương truyền hơn 100 cặp đôi đã viết thư cho nhau gửi vào hốc cây, sau đó cũng được kết duyên ngay tại tọa độ này.

Đăng ngày: 23/07/2019
4,5 nghìn tỉ đầu lọc thuốc lá mỗi năm đang giết dần cây cỏ trên thế giới

4,5 nghìn tỉ đầu lọc thuốc lá mỗi năm đang giết dần cây cỏ trên thế giới

Con người thải ra 4,5 nghìn tỉ đầu lọc thuốc lá, và nó đang dần trở thành một loại rác nguy hiểm.

Đăng ngày: 23/07/2019
Độc đáo những loài hoa có hình dáng lạ trên thế giới

Độc đáo những loài hoa có hình dáng lạ trên thế giới

Hoa đôi môi "gái gọi", hoa "khỏa thân", hoa ong cười, hoa "người ngoài hành tinh vui vẻ", hoa "em bé quấn tã"... với hình dáng "bá đạo" của mình mà chỉ lướt qua cũng khiến bạn không nhịn được cười.

Đăng ngày: 23/07/2019
Nhà khoa học Thụy Điển cảnh báo dịch siêu khuẩn tại bệnh viện Việt Nam

Nhà khoa học Thụy Điển cảnh báo dịch siêu khuẩn tại bệnh viện Việt Nam

Nhóm nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Linkoping, Thụy Điển, khảo sát hơn 2.200 bệnh nhân ở 12 bệnh viện Việt Nam.

Đăng ngày: 22/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News