Khám phá cụm thiên hà kỳ thú ẩn nấp trong Thiên hà Milky Way
Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học phát hiện một cụm thiên hà kỳ lạ ẩn nấp trong thiên hà Milky Way. Nhiều thiên hà trong trung tâm của cụm thiên hà này cực kỳ sáng, sáng hơn khoảng 46 tỷ lần so với độ sáng của Mặt trời.
Cụm thiên hà này có tên khoa học là PKS1353-34. (Nguồn ảnh: Phys).
Phát hiện này có thể giúp tiết lộ những lỗ đen siêu lớn có thể tồn tại như thế nào, nó ảnh hưởng như thế nào tới sự tiến hóa của các cụm thiên hà, các nhà nghiên cứu cho biết.
Cụm thiên hà mới ẩn nấp trong Thiên hà Milky Way này có tên khoa học là PKS1353-34, là tập hợp hàng trăm đến hàng nghìn thiên hà liên kết với nhau bằng trọng lực.
Trước đây, cụm thiên hà khổng lồ này đã được phát hiện nhưng người ta nhầm nó là một điểm sáng tia X đơn lẻ, chứ không hề biết nó là một cụm thiên hà thực sự.
Cụm thiên hà PKS1353-34 nằm cách Trái Đất khoảng 2,4 tỷ năm ánh sáng xung quanh một cụm quasar có tên là PKS1353-341. Họ ước tính rằng nó có khối lượng bằng 690 nghìn lần so với khối lượng Mặt trời.
Nhiều thiên hà trong trung tâm của cụm thiên hà này cực kỳ sáng, sáng hơn khoảng 46 tỷ lần so với độ sáng của Mặt trời.