Khám phá đầm nước có sự sống lâu đời nhất trên Trái đất
Bacalar là đầm nước hẹp, dài ở bang Quintana Roo, gần biên giới giữa Mexico và Belize. Địa danh này không những nổi tiếng với vùng nước bảy sắc thái của màu xanh, từ ngọc lam rực rỡ cho đến xanh cobalt, mà còn có ám tiêu san hô nước ngọt lớn nhất thế giới, được tạo nên bởi hàng nghìn vi sinh vật kết tủa khoáng chất cacbonat.
Quan trọng hơn, các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng về sự sống lâu đời nhất trên Trái đất dưới đáy đầm Bacalar. Trong khi các vi sinh vật tại đầm Bacalar có niên đại từ vài thập kỷ đến hơn 9.000 năm tuổi, thì stromatolite, hóa thạch sống của vi sinh vật đã tồn tại trên hành tinh xanh cách đây 3,5 tỷ năm.
Bacalar là điểm du lịch nổi tiếng của Mexico. (Ảnh: El chital).
Stromatolite là cấu trúc bồi tụ hóa sinh phân tầng với sự hỗ trợ của vi khuẩn lam, phát triển cho đến khi chúng biến thành đá và có thể nhìn thấy trên vùng nước nông. Những lớp trầm tích này giúp cải thiện môi trường tự nhiên của Bacalar khi các vi sinh vật tạo nên stromatolite lấy CO2 từ không khí và chuyển hóa thành dạng cacbonat để dự trữ dưới đáy đầm nước.
Hiện nay, các stromatolite có hình dạng súp lơ chỉ còn xuất hiện tại một vài địa điểm trên thế giới.
Stromatolite đang bị đe dọa
Stromatolite tại đầm nước Bacalar đang phải đối mặt với hai thách thức lớn.
Con sông ngầm dài 450 km, một phần của hệ thống hang động và đường hầm dọc bán đảo Yucatan là nguồn cung cấp nước chính cho đầm Bacalar. Điều này giúp stromatolite phát triển mạnh hơn bình thường, nằm nhô trên bề mặt của đầm Bacalar.
Stromatolite, hóa thạch lâu đời nhất trên Trái đất từng được phát hiện. (Ảnh: BBC).
Tuy nhiên, hiện tượng Karst đặc trưng của những vùng núi đá vôi bị nước chảy xói mòi khiến lớp trầm tích tại Bacalar dễ tổn thương hơn trước sự thay đổi ở thượng nguồn. Nạn phá rừng nhiệt đới đã gia tăng theo cấp số nhân trong nhiều thập kỷ qua do các hoạt động nông nghiệp không bền vững, khiến thuốc trừ sâu và phân bón theo con sông ngầm chảy vào đầm Bacalar vào mùa mưa.
Những kết quả đo đạc cho thấy nồng độ cao bất thường của nitơ và amoni tại "đầm bảy sắc", đặc biệt là khu vực gần thị trấn Bacalar. Thành phần của nước trong đầm thay đổi dẫn đến tảo và động vật thân mềm đang sinh sôi với tốc độ nhanh chóng. Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các vi sinh vật ở đầm Bacalar có thể phục hồi sau những biến động về môi trường trong thời gian qua.
Ngành du lịch địa phương cũng là tác nhân quan trọng đe dọa đến sự sinh tồn của stromatolite.

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão đang hướng vào Đà Nẵng - Phú Yên
Sáng sớm nay (23/9), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão tiếp tục hướng vào các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to đến rất to.

Đổi tên đảo cát lớn nhất thế giới ở Australia
Fraser là hòn đảo nằm trong vườn quốc gia The Great Sandy (Australia), cũng là đảo cát lớn nhất thế giới. Đảo đã chính thức được đổi tên thành K'Gari.

Hồ mặn nhất thế giới, không ai dám tới gần vì lý do này
Làn nước cực mặn của vũng Gaet'ale đã khiến nhiều người bị hấp dẫn, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng chúng khá nguy hiểm và nên tránh xa.

Kinh hoàng núi lửa phun trào ở Tây Ban Nha
Hôm 19/9, một ngọn núi lửa phun trào trên đảo La Palma của Tây Ban Nha, khiến dung nham bắn lên không trung và chảy thành sông về phía hai ngôi làng ở công viên quốc gia Cumbre Vieja.

Ngăn chặn "súp độc" gây ra cuộc đại tuyệt chủng như 252 triệu năm trước
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Permi khoảng 252 triệu năm trước có thể lặp lại do súp độc nhưng con người hiện đại đủ sức ngăn cản nó.

Choáng với kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực
Kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tối đa trong tuần qua, lớn hơn cả vùng Nam Cực.
