Đổi tên đảo cát lớn nhất thế giới ở Australia

Fraser là hòn đảo nằm trong vườn quốc gia The Great Sandy (Australia), cũng là đảo cát lớn nhất thế giới. Đảo đã chính thức được đổi tên thành K'Gari.

Mới đây, đảo Fraser nằm ở ngoài khơi của tiểu bang Queensland đã chính thức được đổi tên thành K'Gari. K'Gari có nghĩa "thiên đường" theo ngôn ngữ của người Butchulla. Đây chính là tộc người sở hữu và bảo vệ vùng đất này trước khi hòn đảo được nhiều người biết đến.

Sở hữu những cung đường sình lầy, đầy bùn cát cùng hệ sinh thái nguyên sơ gồm nhiều loài động vật hoang dã, hòn đảo này là thiên đường dành cho những ai mê khám phá. Năm 1992, K'Gari (khi đó còn mang tên Fraser) được thêm vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.

Vùng đất này cũng là nơi sinh sống của đa dạng các loài động vật quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Dường như thiên nhiên nơi đây không bị tác động nhiều bởi con người và các hoạt động du lịch.

Đổi tên đảo cát lớn nhất thế giới ở Australia
Nơi đây là thiên đường của những tín đồ mê lái xe địa hình (offroad), hội xê dịch mê các điểm đến hoang sơ. (Ảnh: CNN).

Bà Meaghan Scanlon, Bộ trưởng Môi trường và rạn san hô Great Barrier, đồng Bộ trưởng Khoa học và các vấn đề Thanh niên phát biểu: "Việc đổi tên này nhằm ghi nhận và tôn vinh tộc người Butchulla về sự kết nối của của họ với đất nước".

Tuy nhiên, các thành viên của Butchulla cho rằng việc khôi phục tên gốc này chỉ là những bước đi đầu.

"Chúng tôi đã vận động nhiều năm để được đổi tên hòn đảo", Jade Gould, phát ngôn viên của thổ dân Butchulla cho biết trong tuyên bố.

Năm 1993, chính phủ liên bang của Australia đã ban hành Đạo luật Quyền sở hữu Bản địa, theo đó các nhà chức trách có thể công nhận quyền sở hữu cho cư dân bản địa đối với vùng đất truyền thống của họ.

Một số điểm đến trên khắp Australia cũng đã được thay đổi để trở về với tên gọi của cư dân địa phương. Nổi tiếng nhất là Uluru, trước đây được gọi là Ayers Rock.

Hiện người dân bản địa chiếm khoảng 3% dân số Australia.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ mặn nhất thế giới, không ai dám tới gần vì lý do này

Hồ mặn nhất thế giới, không ai dám tới gần vì lý do này

Làn nước cực mặn của vũng Gaet'ale đã khiến nhiều người bị hấp dẫn, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng chúng khá nguy hiểm và nên tránh xa.

Đăng ngày: 21/09/2021
Kinh hoàng núi lửa phun trào ở Tây Ban Nha

Kinh hoàng núi lửa phun trào ở Tây Ban Nha

Hôm 19/9, một ngọn núi lửa phun trào trên đảo La Palma của Tây Ban Nha, khiến dung nham bắn lên không trung và chảy thành sông về phía hai ngôi làng ở công viên quốc gia Cumbre Vieja.

Đăng ngày: 21/09/2021
Ngăn chặn

Ngăn chặn "súp độc" gây ra cuộc đại tuyệt chủng như 252 triệu năm trước

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Permi khoảng 252 triệu năm trước có thể lặp lại do súp độc nhưng con người hiện đại đủ sức ngăn cản nó.

Đăng ngày: 18/09/2021
Choáng với kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực

Choáng với kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực

Kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tối đa trong tuần qua, lớn hơn cả vùng Nam Cực.

Đăng ngày: 16/09/2021
Top 14 nguồn năng lượng thay thế tiềm năng có thể thay đổi thế giới

Top 14 nguồn năng lượng thay thế tiềm năng có thể thay đổi thế giới

Trong lĩnh vực năng lượng, các nguồn nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng chính do giá thành tương đối thấp.

Đăng ngày: 16/09/2021
Lời cảnh báo từ hàng loạt con trai bị nắng nóng nướng chín tới bật vỏ

Lời cảnh báo từ hàng loạt con trai bị nắng nóng nướng chín tới bật vỏ

Hơn một tỷ sinh vật biển trên khắp Tây Bắc Thái Bình Dương đã chết trong đợt nắng nóng năm 2021. Nhiều con trai bị hun nóng tới mức bật vỏ.

Đăng ngày: 13/09/2021
Bão Conson đổ bộ vào đất liền, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Bão Conson đổ bộ vào đất liền, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Trong đêm qua, bão Côn Sơn đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và hầu như ít di chuyển.

Đăng ngày: 12/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News