Khám phá hoạt động bên trong của bệnh ung thư

Các nhà khoa học tìm kiếm những cách thức mới để chống lại bệnh ung thư thường nỗ lực để hiểu về những biến đổi tinh vi, thường là không nhìn thấy được đối với DNA, các protein, tế bào và mô gây ảnh hưởng tới tình trạng sinh học thông thường của cơ thể và là nguyên nhân gây ra bệnh tật.

Hiện nay, để hỗ trợ cho trận chiến đó, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp hình ảnh quang học tinh xảo mới cho phép các nhà khoa học quan sát sâu vào trong các khối u và khám phá ra các hoạt động bên trong các khối u này.

Trong các thử nghiệm sẽ được mô tả tại Frontiers tại Pptics (FiO), buổi gặp gỡ thường niên khoa học về quang học, Dai Fukumura và các đồng nghiệp của ông sẽ trình bày một kỹ thuật hình ảnh quang học mới dùng để theo dõi sự di chuyển của các phân tử, các tế bào và các chất lỏng bên trong các khối u; kiểm tra sự bất thường của mạng lưới mạch máu bên trong chúng; và quan sát xem những khối u này bị ảnh hưởng bởi phương pháp trị liệu như thế nào.

Khám phá hoạt động bên trong của bệnh ung thư
Một khối u trước (bên trái) và năm ngày sau (bên phải)

Những kĩ thuật này, được xây dựng bởi Fukumura và các cộng tác viên lâu dài của ông tại Bệnh viện Massachusetts General Hospital và trường Y Harvard, kết hợp hai phương pháp hình ảnh quang học công nghệ cao khác nhau được đặt hàng để phục vụ nghiên cứu này.

Một trong hai công nghệ được gọi là MPLSM (multiphoton laser-scanning microscopy – kính hiển vi laserđa photon), là một kỹ thuật hình ảnh huỳnh quang vượt trội giờ đây đã được thương mại hóa trên thị trường về kính hiển vi. Loại thứ hai được gọi là OFDI (Optical frequency domain imagin), cho các hình ảnh về mô nhờ các tính chất phân tán quang học. Theo Fukumura, OFDI đang dành được tính đại chúng trong lĩnh vực hình ảnh quang học nhưng vẫn chưa được thương mại hóa.

“MPLSM vượt qua rất nhiều điểm hạn chế mà những kính hiển vi và kính hiển vi đồng tiêu gặp phải, và OFDI cung cấp dữ liệu hình ảnh rõ nét dung lượng lớn”, Fukumura nói.

Fukumura sẽ trình bày nghiên cứu của họ tại FiO 2013, diễn ra vào ngày 6-10 tháng 10 tại Orlando, Fla. Tại đó, ông sẽ mô tả cách thức mà công nghệ độc đáo này của ông có thể cho thấy hình ảnh bên trong và bên ngoài của các khối u, và cho thấy các hình ảnh chi tiết về các khối u đang phát triển – những hình ảnh mà ông và các đồng nghiệp gọi là “kinh dị”.

Fukumura cho biết thêm, trong khi tiếp cận kết hợp mới này sẽ quá đắt đỏ đối với người sử dụng cho các mục đích chẩn đoán hàng ngày, nó hứa hẹn sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu hiểu biết hơn về các hoạt động phức tạp, và khó hiểu về bệnh ung thư ở người, hỗ trợ các biện pháp điều trị bệnh ung thư. “Những tiếp cận về hình ảnh quang học này có thể cung cấp cái nhìn bên trong chưa từng có về đặc điểm sinh học và cơ chế của bệnh ung thư”, ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News